Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 06:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Tập trung đầu tư nguồn lực cho chương trình OCOP năm 2022

Thứ năm, 02/06/2022 08:06

TMO - Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 với tổng kinh phí thực hiện là 9,931 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh là 7,597 tỷ đồng và vốn đối ứng là 2,334 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, tỉnh Khánh Hòa sẽ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh. Trong đó, ưu tiên phát triển các nhóm ngành chủ lực, có lợi thế của mỗi địa phương.

Cụ thể, tỉnh Khánh Hòa có 62 sản phẩm của 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham gia chương trình OCOP. Các sản phẩm này được phân thành 4 nhóm ngành gồm thực phẩm, đồ uống, thảo dược và thủ công mỹ nghệ, trang trí.

Trong đó, huyện Vạn Ninh có 18 sản phẩm (chả cá hấp, chả cá chiên, nhang trầm hương, nước uống đóng chai, dừa xiêm, tỏi sẻ, hàu sữa sống, nấm linh chi, nấm bào ngư xám, nước mắm cá cơm, hoa cúc, yến sào…); thị xã Ninh Hòa có 12 sản phẩm (bưởi da xanh, bánh tráng, thịt gà, thảo mộc gội đầu túi lọc, bồ câu thịt, trà dược liệu xáo tam phân, cà phê rang xay, dừa quả, khoai sáp ruột vàng, nước yến sào…).

Huyện Diên Khánh có 2 sản phẩm (gạo, nước uống đóng chai); TP. Nha Trang có 9 sản phẩm (các sản phẩm chế biến từ rong biển, tổ yến, sữa non tổ yến); huyện Cam Lâm có 4 sản phẩm (xoài Úc của các công ty, hợp tác xã trên địa bàn huyện); TP.Cam Ranh có 5 sản phẩm (tôm hùm, thịt dê thương phẩm, xoài sấy dẻo, táo, nước sốt).

Làng hoa cúc thuộc huyện Vạn Ninh có 1 trong 18 sản phẩm tham gia chương trình OCOP 

Đặc biệt, 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn nhất của tỉnh Khánh Hòa cũng tham gia chương trình. Trong đó huyện Khánh Vĩnh có 2 sản phẩm (bưởi da xanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện) và huyện Khánh Sơn có 10 sản phẩm (trà vối túi lọc, măng khô, chuối sấy dẻo, sầu riêng cấp đông, trái sầu riêng tươi, trái chuối tươi, mật chuối…).

UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở NN&PTNT hướng dẫn, đào tạo, tập huấn và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chương trình OCOP năm 2022. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình tại các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã có liên quan hỗ trợ các địa phương hướng dẫn các chủ thể sản xuất hoàn thiện và phát triển sản phẩm tham gia chương trình.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các chủ thể sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc chương trình OCOP.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các chủ thể sản xuất tham gia chương trình thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng theo quy định chung về ghi hãng hàng hóa, sử dụng mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp – sở hữu trí tuệ theo quy định…

Sở Y tế chủ trì hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể sản xuất tham gia chương trình đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và công tác truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình OCOP, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của nhà nước cho các đối tượng tham gia kế hoạch thực hiện chương trình.

Tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm đăng ký tham gia năm 2021 không được đánh giá cao (1-2 sao) và các sản phẩm đạt (3-4 sao) dự thi đánh giá nâng hạng sản phẩm năm 2022 đảm bảo kế hoạch đề ra.Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh năm 2022.

Trao đổi với PV, các hộ kinh doanh tham gia chương trình OCOP chia sẻ: Từ khi tiếp cận chương trình OCOP, các hộ kinh doanh đã triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và thay đổi tư duy trong sản xuất nhằm cung cấp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con.

Thực tế, việc sử dụng sản phẩm OCOP đang dần trở thành thói quen tiêu dùng hàng ngày của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, chính quyền địa phương…đã không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng giúp khẳng định thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của “Xứ Trầm, Biển Yến” trên thị trường. 

 

Liên Đăng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline