Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 02:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Tập huấn về tác động của thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực miền Trung

Thứ tư, 17/04/2024 16:04

TMO Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) vừa phối hợp với Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) tổ chức hội thảo tập huấn về “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung” cho học sinh, sinh viên.  

Tham gia hội thảo có PGS.TS.Lê Văn Thăng – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu và hơn 80 em học sinh, sinh viên. Tại hội thảo, các chuyên gia chia sẻ, cập nhật thông tin về rủi ro, tác động trong hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến môi trường, sức khỏe cộng đồng.

PGS.TS Lê Văn Thăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát biểu giới thiệu về hoạt động tập huấn.

Mục tiêu của Hội thảo tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về tác động của thuốc BVTV và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung. Qua đó, nghiên cứu các giải pháp thay thế hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng đúng quy trình thuốc BVTV tại Việt Nam, đưa ra những sản phẩm thân thiện môi trướng, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp xanh, nền nông nghiệp kinh tế tuần hoàn, đồng thời tiếp cận nguồn tài chính khởi nghiệp, triển khai các giải pháp thay thế thuốc bảo vệ thực vật và đốt ngoài trời.

Chuyên gia nêu các giải pháp thay thế thuốc BVTV đang áp dụng tại Việt Nam. 

Các học viên, sinh viên tích cực trao đổi và thảo luận trong hội thảo tập huấn.

Hội thảo tập huấn là hoạt động trong khuôn khổ Dự án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt ngoài trời và sử dụng hóa chất trong thuốc BVTV trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học tại Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) thực hiện thông qua Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) với sự tài trợ của Bộ môi trường, thực phẩm và nông nghiệp Vương quốc Anh (DEFRA).  

Dự án đã phần nào giúp giải quyết các vấn đề rủi ro về sức khỏe và môi trường do hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại Việt Nam. 

 

 

Bùi Tuấn

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline