Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 13:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Tạo đột phá cho mô hình lúa – tôm trong sản xuất nông nghiệp

Thứ tư, 23/02/2022 15:02

TMO - Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre đã tích cực chuyển giao kỹ thuật nhằm nhân rộng mô hình tôm càng xanh xen trong ruộng lúa và luân canh với mùa vụ nước mặn để hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu nhất là sự gia tăng của xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Mùa mặn tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, xâm nhập mặn lấn vào nội đồng gây thiệt hại nghiêm trọng đến diện tích sản xuất nông nghiệp của bà con. Do đó, vào mùa này các hộ nông dân tại tỉnh Bến Tre sẽ tiến hành nuôi các đối tượng nước mặn và nước lợ như tôm sú quảng canh, cá kèo, cá nâu, cá đối, cua biển… trong vòng 4 - 6 tháng sẽ cho thu hoạch.

Sang đầu mùa mưa, khi thu hoạch hết các đối tượng mùa mặn, Trung tâm Khuyến nông sẽ hướng dẫn nông dân sẽ tiến hành rửa phèn, rửa mặn. Sau đó, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thực hiện mùa vụ tôm càng xanh toàn giống đực xen trong ruộng lúa.

 Tỉnh Bến Tre nhân rộng diện tích mô hình lúa-tôm xen canh nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Đối với diện tích gieo trồng lúa, Trung tâm ứng dụng một số giống lúa chịu mặn và có giá trị cao như ST24. Bên cạnh đó, một số giống truyền thống là Đài Thơm 8 và OM9192, OM6162 vừa ngắn ngày vừa có khả năng chịu mặn từ 2 - 3‰. Đối với mô hình này, năng suất lúa cũng đạt được từ 4 - 5 tấn/ha.

Để gia tăng giá trị kinh tế trong mô hình trồng lúa thích ứng biến đổi khí hậu, Trung tâm còn sử dụng con tôm càng xanh toàn giống đực của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II. Tôm càng xanh toàn đực có ưu điểm sinh trưởng và phát triển khá tốt. Vì thế, đàn tôm nuôi được kích cỡ lớn, gia tăng được sản lượng, năng suất cũng như giá bán. Thay vì nuôi tôm truyền thống, đến giai đoạn 40 - 50 con/kg thì tôm kết cặp sinh sản, làm năng suất, sản lượng, giá bán thấp. Việc đưa con tôm càng xanh toàn đực vào sản xuất là tiến bộ lớn trong khoa học kỹ thuật, mang lại hiệu quả tích cực.

Những sản phẩm của cây lúa như nhị, lúa đổ sau thu hoạch được sử dụng trong nuôi tôm. Ngược lại, phân và thức ăn thừa của tôm cũng được cây lúa hấp thu. Một sự hài hoà tận dụng không gian, thời gian và không cạnh tranh với nhau mà cùng với nhau hỗ trợ và sinh trưởng phát triển. Đó là một trong những cách làm mang lại hiệu quả thiết thực vừa bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế.

Việc áp dụng mô hình tôm càng xanh xen trong ruộng lúa đã góp phần gia tăng thu nhập cho các hộ sản xuất. Đối với cây lúa, mỗi ha trung bình lợi nhuận khoảng 15 - 20 triệu đồng. Đây là lúa sạch, gần như không sử dụng phân bón nên được thị trường ưa chuộng. Còn đối với con tôm, năng suất trung bình đạt được khoảng 500 kg/ha/vụ. Trừ chi phí, riêng con tôm lợi nhuận mang lại từ 60 - 100 triệu đồng/ha, gấp 4 lần so với lúa. Do đó, nông dân rất phấn khởi chăm chút tạo điều kiện cho con tôm, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuyển giao kỹ thuật bẻ càng nhiều đợt giúp con giống nuôi trồng của nông dân phát triển cho năng suất cao

Tại huyện Thạnh Phú, địa phương có diện tích thả nuôi tôm - lúa ước trên 6,3 ngàn ha, các đối tượng nuôi xen chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh. Năng suất trung bình đạt 500 kg/ha, sản lượng khoảng 3.200 tấn. Xã An Nhơn là địa bàn có diện tích nuôi tôm - lúa cao nhất huyện với 1.783 ha. Năm 2017, xã An Nhơn thành lập Hợp tác xã lúa - tôm Thạnh Phú và duy trì phát triển. Đến nay, có 133 thành viên tham gia, diện tích khoảng 900 ha.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tăng cường chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật kỹ thuật cho người dân. Theo đó, các diện tích áp dụng mô hình lúa-tôm tại huyện Thanh Phú sẽ  lựa chọn giống lúa ngắn ngày, chịu mặn như OM4900, OM6162. Đối với con tôm càng xanh, áp dụng kỹ thuật ương nuôi lên size và bẻ càng nhiều đợt.

Những mô hình của Trung tâm Khuyến nông Bến Tre thực hiện đã mang lại những hiệu quả hết sức tích cực. Về kinh tế, nông dân đã có những thu nhập tăng vọt so với những cách làm truyền thống trước đây. Các công ty lương thực, thương lái các nơi đến thu mua lúa tại các diện tích lúa - tôm với giá luôn rất cao, từ 8.500 - 10.000 đồng/kg.

 

 

Tham Lam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline