Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 05:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Tạo điều kiện thu hút đầu tư trong phát triển nông nghiệp

Thứ bảy, 16/07/2022 11:07

TMO - Với nhiều tiềm năng về vị trí, điều kiện canh tác thuận lợi, tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh triển khai những chính sách ưu tiên nhằm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, tạo sức bật cho phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết,  nhờ đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) của tỉnh luôn đạt ở mức cao; trong đó gần nhất là năm 2021 đạt 4,04%, riêng 6 tháng đầu năm nay đạt 4,49%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 tăng từ 3-4%/năm.

Trong đó, diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 189 nghìn ha, năng suất trung bình 6,76 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1,2 triệu tấn. Diện tích cây ăn trái cũng đạt trên 43 nghìn ha với sản lượng 400 nghìn tấn. Chăn nuôi phát triển ổn định, với tổng đàn heo 143 nghìn con, tổng đàn gia cầm 4,5 triệu con. Tổng sản lượng thủy sản hàng năm đạt tới 80 nghìn tấn.

Lúa là một trong những nông sản chủ lực được tỉnh Hậu Giang chú trọng đầu tư trong phát triển nông nghiệp 

UBND tỉnh đã xác định 5 loại nông sản chủ lực, gồm: lúa, chanh không hạt, mít, cá thát lát, lươn đồng; 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch là khóm, mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ, cá dày và các nông sản có giá trị cao khác để tập trung đầu tư.

Từ việc xác định trên sẽ là cơ sở để kêu gọi đầu tư phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh, cũng như xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của từng địa phương trong tỉnh.

Hậu Giang cũng là tỉnh đầu tiên ở phía Nam thực hiện tự xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu là xây dựng 15 mô hình HTX, 3 liên hiệp HTX được đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, máy móc, thiết bị và phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 dự án nông nghiệp đang triển khai, được phê duyệt tại Quyết định số 660/QĐ-UBND, Quyết định số 651/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng của địa phương, thời gian tới tỉnh Hậu Giang kêu gọi đầu tư 22 dự án nông nghiệp với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng bao gồm 7 dự án đầu tư vào Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) ở thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, là nơi được đầu tư hạ tầng, phục vụ phát triển công nghệ cao và 15 dự án nằm ở các khu, cụm công nghiệp phục vụ chế biến, vị trí gần vùng nguyên liệu, giao thông thuận lợi.

Trong đó, có các dự án quy mô lớn như: Dự án sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thông minh, lúa hữu cơ, quy mô hơn 120ha tại khu mời gọi đầu tư thuộc khu NNCNC, vốn hơn 964 tỷ đồng. Dự án nuôi trồng thủy sản các loại (hơn 74ha) tại khu mời gọi đầu tư thuộc khu NNCNC, hơn 593 tỷ đồng.

Dự án hợp tác liên kết sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ gắn với chế biến xuất khẩu gạo và xây dựng cánh đồng lớn (20.000ha, mỗi cánh đồng lớn 300ha), các vùng sản xuất lúa chất lượng cao trọng điểm của tỉnh Huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, vốn 500 tỷ đồng...

Tỉnh Hậu Giang triển khai chính sách ưu đãi, thu hút các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn trong năm 2022 

Về chính sách thu hút đầu tư, hiện nay Hậu Giang có 7/8 đơn vị cấp huyện được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ đối với địa phương có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp nông thôn bằng Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND về quy định chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu NNCNC…

Với vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu và tiểu vùng bắc bán đảo Cà Mau, nằm giữa tứ giác tăng trưởng TP.Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang, tỉnh Hậu Giang sẽ có vai trò trung tâm giao lưu kinh tế, có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

 

 

Đức Duy 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline