Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Chủ nhật, 04/08/2024 10:08

TMO - Tỉnh Kon Tum xác định công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 214 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, trong đó có 62 cơ sở xếp loại A, 152 cơ sở xếp loại B. 7 doanh nghiệp sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 22000:2018 (Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm).

Toàn tỉnh có 963,09ha cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương, 29,3ha được chứng nhận hữu cơ; duy trì 14 chuỗi liên kết nông thủy sản, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn gồm 5 chuỗi cung ứng rau củ quả các loại, 3 chuỗi cung ứng cà phê nhân, cà phê bột, 5 chuỗi cung ứng thịt heo, thịt  bò, thịt gà và 1 chuỗi cung ứng đẳng sâm.

Tỉnh Kon Tum đã xây dựng được 33 chuỗi liên kết một số khâu trong hoạt động sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản gồm 27 liên kết trong chăn nuôi heo, 5 liên kết trong chăn nuôi gia cầm, 1 liên kết thức ăn chăn nuôi và 1 liên kết trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn các huyện Đăk Hà, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plông và thành phố Kon Tum. Trên địa bàn tỉnh hiện có 59 trang trại, hộ chăn nuôi công nghệ cao áp dụng phương pháp nuôi chuồng kín.

Tỉnh Kon Tum chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Ảnh: TH. 

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 23 vùng trồng cây ăn quả với tổng diện tích 381,39 ha được cấp mã số phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa và 2 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Hiện tại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất trồng trọt hoàn thiện hồ sơ, chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số cho 10 vùng trồng sầu riêng với quy mô 209 ha.

Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản được tỉnh Kon Tum xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững. Theo đó, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông đến người dân về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc bằng nhiều hình thức như tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở treo băng rôn tuyên truyền; kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông, lâm, thủy sản.

Cụ thể, Chi cục đã phối hợp với các địa phương tổ chức 3 lớp tập huấn với 141 người tham gia về các quy định an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; vận động sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Chi cục còn công khai 44 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, thuỷ sản (rau, củ, quả, thịt, cá....) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để người dân theo dõi. Đồng thời, thông báo đường dây nóng để tổ chức, cá nhân phản ánh các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản.

Ngoài ra, Chi cục đã hướng dẫn người dân, doanh nghiệp áp dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc và nhãn mác để quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Qua đó, người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, nâng cao sự tin cậy của khách hàng.

Các cơ sở chăn nuôi chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ảnh: ĐT. 

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được ngành Nông nghiệp và các địa phương chú trọng thực hiện; đó là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa nông, lâm, thuỷ sản; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.

Trong năm 2023 ngành Nông nghiệp tổ chức 5 đợt giám sát an toàn thực phẩm, trong đó có 4 đợt theo kế hoạch, 1 đợt đột xuất về dư lượng các chất độc hại trong các sản phẩm ngũ cốc, gạo, gia vị, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau, củ, quả. Các lực lượng chức năng tổ chức lấy 419 mẫu nông, thủy sản; qua đó phát hiện 4 mẫu không đạt yêu cầu. Ngành chức năng đã xử phạt hành chính đối với 4 cơ sở có mẫu nông, thủy sản không đạt yêu cầu với số tiền số tiền xử phạt 10 triệu đồng.

Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, ngành Nông nghiệp triển khai 1 đợt kiểm tra và lấy mẫu giám sát các sản phẩm nông, thủy sản có nguy cơ mất an toàn thực phẩm, nhưng chưa phát hiện vi phạm. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản ký cam kết tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thời gian tới, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Trong đó tập trung công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp tốt với các địa phương tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhỏ lẻ. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

 

 

Hoàng Liên 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline