Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 23:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Thứ hai, 05/12/2022 08:12

TMO - Trong thời gian tới, sẽ có những đợt nghỉ dài ngày (Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán), dự báo đây là những thời điểm các đối tượng thường lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Để chủ động phòng ngừa, đảm bảo lực lượng ứng phó, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tiếp tục yêu cầu các đơn vị thường xuyên tuần tra, không được lơ là cảnh giác để mất rừng quy mô lớn. 

Triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, trong năm qua, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có quyết tâm cao độ trong lãnh chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, qua đó đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù vậy, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ vi phạm xảy ra với khối lượng lớn phải khởi tố vụ án, nhiều cán bộ, công chức, viên chức phải bị xử lý kỷ luật. 

Theo đó, tại văn bản số 4061/UBND-NNTN, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Chi cục Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng duy trì hoạt động quản lý bảo vệ rừng của cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên và liên tục.

Trong đó, chú trọng công tác quan tâm, động viên đối với lực lượng bảo vệ rừng, chăm lo đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho việc đón xuân, vui Tết cho các lực lượng xa nhà phải ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tại hiện trường, tại các chốt, trạm bảo vệ rừng... do đơn vị quản lý. Duy trì hoạt động quản lý bảo vệ rừng của cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên và liên tục. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng của cấp xã và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn.

Chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động bố trí lực lượng tại các chốt, trạm bảo vệ rừng 24/24 giờ hằng ngày. Xác định, khoanh vùng các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra vi phạm, tổ chức đồng loạt ra quân, mở đợt cao điểm tuần tra, truy quét và tăng cường triển khai các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh từ nay đến sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (đến hết ngày 05 tháng 02 năm 2023). 

UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nhất là thời điểm các đợt nghỉ dài sắp tới 

Thường xuyên nắm bắt thông tin, tăng cường công tác tuần tra, canh gác tại các khu vực trọng điểm hay xảy ra vi phạm luật Lâm nghiệp (đặc biệt chú ý các khu vực giáp ranh, khu vực biên giới, các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy...). Tập trung lực lượng đủ mạnh để tăng cường kiểm tra, trấn áp các đối tượng vi phạm tại các khu vực rừng có nguy cơ xâm hại cao. Chủ động, kịp thời trong phát hiện, kiên quyết xử lý các vụ vi phạm, không để tình trạng vi phạm diễn biến phức tạp, kéo dài, trở thành điểm nóng.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tiếp nhận nắm bắt và xử lý thông tin về tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp; xây dựng các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng, chữa cháy rừng. Các đơn vị chủ rừng cần hết sức chủ động trong công tác phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan đơn vị đóng chân trên địa bàn, các lực lượng khác và các chủ rừng trong khu vực giáp ranh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và tuần tra truy quét trong đợt cao điểm này.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra tình hình quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn (kể cả ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết), thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức trực chốt, tuần tra rừng của lực lượng bảo vệ rừng trực thuộc. Phát hiện, xử lý hoặc đề xuất cấp thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, để xảy ra vi phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài nguyên rừng trên địa bàn, lâm phần quản lý. Báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các vụ việc có tính phức tạp hoặc vượt quá khả năng xử lý của cơ sở để được hỗ trợ và ứng cứu lực lượng kịp thời.

 

 

Thu Hằng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline