Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 20:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Tăng cường liên kết, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Thứ sáu, 28/07/2023 07:07

TMO - Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới, các đại biểu đề nghị cần có giải pháp cụ thể, bền vững, có tính khả thi cao. Theo đó, cần thúc đẩy sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đẩy mạnh liên kết chuỗi, tăng cường quản lý dịch bệnh, an toàn sinh học.

Thông tin tại hội nghị "Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới", Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, diễn biến ngành chăn nuôi lợn của thế giới trong các tháng đầu năm 2023 cho thấy sản lượng giết mổ có dấu hiệu sụt giảm, tồn kho lợn vẫn còn nhiều. Tổng đàn lợn trên thế giới cuối năm 2023 ước đạt 769,7 triệu con (giảm 2% so với cùng kỳ năm trước) do nhu cầu tái đàn giảm dần và lượng tồn kho thời điểm đầu năm ở mức cao; sản lượng thịt lợn toàn cầu dự kiến đạt 114,8 triệu tấn, tăng 0,3% so với năm 2022.

Tại Việt Nam, ngành chăn nuôi đã đóng góp gần 27% GDP ngành nông nghiệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho gần 100 triệu dân trong nước, khách du lịch quốc tế mà còn góp phần vào mục tiêu xuất khẩu. Với riêng chăn nuôi lợn, đây là phương thức chăn nuôi lâu đời, có ý nghĩa to lớn đối với nhóm các nông hộ nhỏ lẻ. Đây được xác định là ngành chủ lực, quan trọng đã và đang chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn. Ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi.

Ngành chăn nuôi nửa đầu năm nay đang gặp nhiều thách thức. Cụ thể là chiến sự giữa Nga - Ukraine kéo dài, lạm phát toàn cầu cao, nhiều nền kinh tế lớn gặp khó khăn. Các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và EU cũng bị ảnh hưởng. Dự báo tổng đàn lợn thế giới cuối năm 2023 đạt khoảng 770 triệu con (giảm 2% so với cùng kỳ 2022).

Nửa đầu năm nay, tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp đạt hơn 3%. Trong đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Tuy nhiên, dịch bệnh có nhiều nguy cơ bùng phát, thậm chí các chủng virus cúm và dịch bệnh khác xâm nhiễm từ nước ngoài. Giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao, tình trạng nhập lậu sản phẩm chăn nuôi vẫn còn nhức nhối. Trong bối cảnh khó khăn đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông dân, các cơ quan liên quan, đã tích cực vào cuộc, tìm giải pháp, xử lý vấn đề.

Đẩy mạnh chế biến sâu để mở rộng thị tường xuất khẩu cho thịt lợn là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao giá trị sản xuất. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022 giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 409 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Đối với thịt lợn sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh với hơn 10.490 tấn, trị giá 50,78 triệu USD, tăng 75,9% về lượng và tăng 16,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, thịt lợn sữa đông lạnh xuất khẩu với hơn 19.000 tấn, trị giá trên 18,4 triệu USD, tăng 103,0% về lượng và tăng 117% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh lớn nhất của Việt Nam, tăng 13,0% về lượng và 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam đang được xuất khẩu sang thị trường Papua New Guinea, Lào, Malaysia. Đối với lợn sống, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 21.560 con nhưng 6 tháng đầu năm nay chỉ xuất được 6.833 con. hiện nay Trung Quốc là thị trường có nhu cầu thịt lợn lớn nhất, dự kiến tăng 1,1%, đạt 56 triệu tấn (48,8% toàn thế giới). Nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh đã mang lại lợi ích cho các nước xuất khẩu thịt lợn trên thế giới. với tiềm năng lớn về thịt lợn, Việt Nam vẫn đang tìm kiếm hợp tác tại thị trường xuất khẩu.

Việt Nam hiện có 67 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp, sản phẩm giá trị gia tăng cao (đồ hộp, hun khói, xúc xích…) 15-20%, chế biến phụ phẩm sau giết mổ (nước xương, thức ăn chăn nuôi) đã được đầu tư. Tuy nhiên, quy mô chế biến chỉ ở mức 1,3 triệu tấn/năm (chiếm 20-22% sản lượng sản xuất).

Các địa phương cần xác định rõ chính sách để tăng sản lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn (phẩm cấp, hình thức, an toàn thực phẩm…) các kênh phân phối, tiêu thụ; tổ chức liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, nhập khẩu và hệ thống bán lẻ, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu; tổ chức tốt hệ thống phân phối, rút ngắn các chuỗi cung ứng (từ sản xuất đến bán lẻ, giảm các khâu trung gian); kiểm soát thị trường hiệu quả, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong bán hàng trực tiếp và bán hàng online, phát huy hơn nữa vai trò các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Chăn nuôi lợn cần tăng cường phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, tiêu thụ. 

Bình Phước là địa bàn trọng điểm về chăn nuôi lợn tại khu vực Đông Nam bộ. Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, tính đến tháng 6/2023, tỉnh có khoảng 2 triệu con, với sản lượng thịt xuất chuồng ước gần 250 nghìn tấn. Bên cạnh thuận lợi, tỉnh gặp một số khó khăn như trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa chưa có quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; khó khăn trong báo cáo, kê khai hoạt động chăn nuôi tại khu vực nông hộ nhỏ lẻ...

Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng đàn chăn nuôi lợn trên 2,7 triệu con, đàn gia cầm trên 18 triệu con, đàn trâu, bò trên 60.000 con; năm 2030 đàn heo trên 3,2 triệu con, đàn gia cầm trên 27 triệu con, đàn trâu bò trên 70.000 con. Thông qua việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi, tỉnh sẽ hình thành các chuỗi liên kết giá trị khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi đến chế biến thực phẩm. Bình Phước phấn đấu trở thành trung tâm xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của cả nước. 

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng, nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ muốn đứng vững phải liên kết với nhau, trở thành thành viên của các tổ nhóm, hợp tác xã, hoặc liên kết với doanh nghiệp. Chăn nuôi gia công hiện nay hầu hết là người chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc những người ngoài ngành tìm đến liên kết với các doanh nghiệp, việc liên kết này là xu hướng tất yếu và các nước có nền chăn nuôi phát triển đã thực hiện điều này từ lâu. Việt Nam chắc chắn cũng không ngoài xu hướng đó. Bởi lẽ, chăn nuôi theo chuỗi thì mới nâng cao được sức cạnh tranh đồng thời kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn sinh học dịch bệnh cũng sẽ tốt hơn.

Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, tỉnh có quy mô tổng đàn lợn xấp xỉ 1 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là quy mô vừa và nhỏ và chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 60% tổng đàn, còn lại chăn nuôi trang trại khoảng 40% với các tập đoàn lớn. Ngành chức năng địa phương này kiến nghị ngành chăn nuôi sớm ban hành chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư và phát triển chăn nuôi bền vững; sửa đổi một số quy định về quy mô hỗ trợ xây dựng các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; triển khai đồng bộ công tác quản lý giống vật nuôi trên phạm vi cả nước. 

Đưa ra giải pháp cho ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành chăn nuôi phải bám sát 5 đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

Cụ thể là phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước ngành chăn nuôi. Đây là những đề án về giống, công nghiệp giống, thức ăn, môi trường, thiết bị chăn nuôi, chế biến, khoa học công nghệ và cũng là những căn cứ pháp lý quan trọng, xuyên suốt trong một thời gian dài.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu ngành thú y cần kiện toàn hệ thống theo Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030. Theo đó, các địa phương, doanh nghiệp cần tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ đối với thức ăn chăn nuôi; tăng cường hợp tác quốc tế; công tác khuyến nông và xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp cần đầu tư chế biến sâu để đưa ngành chăn nuôi bước ra thế giới. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, gắn với nhà máy chế biến, gắn với chuỗi để có vùng nguyên liệu xuất khẩu.

 

 

Đức Trí

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline