Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 16:04

Tin nóng

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Thứ tư, 16/04/2025

Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa Đông Xuân

Thứ sáu, 28/02/2025 06:02

TMO - Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, nắng, mưa xen kẽ,... là điều kiện lý tưởng để các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại trên các loại cây trồng, trong đó gây hại mạnh nhất là trên trà lúa Đông Xuân 2025. Để bảo vệ an toàn cho sản xuất, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại cho lúa.

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay tại các tỉnh Bắc Bộ, mạ chiêm xuân đang xuất hiện bệnh đạo ôn lá. Cùng với đó, bọ trĩ, ốc bươu vàng, chuột,... tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình. Trên lúa Đông Xuân 2024-2025, ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục có xu hướng gia tăng gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ-trung bình, cục bộ hại nặng trên các chân ruộng trũng, lúa gieo thẳng và lúa mới cấy.

Ngoài ra, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, tuyến trùng rễ, bệnh nghẹt rễ… tiếp tục phát sinh và gây hại nhẹ. Thời tiết có mưa phùn, độ ẩm cao xen kẽ nắng ấm như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh và gây hại trên các giống nhiễm, nhất là trên trà sớm. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, chuột tiếp tục phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa mới gieo cấy, hại nặng cục bộ tại khu vực gần gò bãi, nương máng.

Ốc bươu vàng tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, hại nặng cục bộ trên lúa trà muộn mới gieo cấy gần ao hồ, sông rạch. Tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-làm đòng-trỗ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

Ngoài ra, các đối tượng như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm,… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại phổ biến ở mức nhẹ-trung bình. Chuột gia tăng gây hại trên các trà lúa, cục bộ hại nặng lúa giai đoạn đẻ nhánh-làm đòng; Ốc bươu vàng, bọ trĩ, bệnh đen lép hạt, bệnh đốm nâu, bệnh khô vằn,… gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình. Tại các tỉnh Nam Bộ, rầy nâu trên đồng đang nở, phổ biến tuổi 4-5, gây hại phổ biến ở mức nhẹ trung bình, hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trỗ. Rầy phấn trắng có khả năng phát sinh, phát triển và gây hại tăng trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Hiện nay, thời tiết mưa nắng xen kẽ, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, sáng sớm có sương mù nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt phát sinh, gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trỗ nhất là các ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày hoặc bón thừa phân đạm có nguy cơ bị hại nặng. Để chủ động phòng, chống sinh vật hại lúa và giảm thiểu tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các tỉnh trồng lúa khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ che phủ nilon phòng chống rét cho mạ khi thời tiết rét đậm, rét hại và tạm dừng gieo cấy khi nhiệt độ dưới 15°C.

Tổ chức diệt chuột trên diện rộng, ưu tiên biện pháp thủ công kết hợp sử dụng bả và thuốc sinh học. Đối với ốc bươu vàng trên mạ, lúa mới gieo cấy, cần chú trọng biện pháp thủ công như đặt lưới chắn tại đầu dòng chảy để thu bắt, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.

Tăng cường giám sát bệnh đạo ôn trên lúa trà Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh, chủ động phòng chống tại các khu vực có nguy cơ cao. Các tỉnh trồng lúa khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sinh vật gây hại chính trên lúa Đông Xuân sớm 2024-2025 để chủ động các biện pháp phòng, chống và tránh để lây lan trên diện rộng.

Người dân cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để sớm có kế hoạch diệt trừ sâu bệnh gây hại lúa Đông Xuân. (Ảnh: QT). 

Tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân diệt chuột và thu lượm ốc bươu vàng liên tục bằng nhiều biện pháp… Để chủ động phòng, chống sinh vật hại lúa và giảm thiểu tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các tỉnh trồng lúa khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ che phủ nilon phòng chống rét cho mạ khi thời tiết rét đậm, rét hại và tạm dừng gieo cấy khi nhiệt độ dưới 15°C. Tăng cường giám sát bệnh đạo ôn trên lúa trà Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh, chủ động phòng chống tại các khu vực có nguy cơ cao. Các tỉnh trồng lúa khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sinh vật gây hại chính trên lúa Đông Xuân sớm 2024-2025 để chủ động các biện pháp phòng, chống và tránh để lây lan trên diện rộng. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân diệt chuột và thu lượm ốc bươu vàng liên tục bằng nhiều biện pháp…

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng, trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây lúa; tăng cường kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích, phân bố gieo cấy các giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, rầy, sâu đục thân; hướng dẫn, khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại kịp thời, hiệu quả.

Bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như canh tác, làm sạch cỏ dại quanh ruộng, sục bùn, tưới nước hợp lý, bón phân đầy đủ, đúng lúc và phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh đúng thời điểm, đúng liều lượng, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.  

Theo khuyến cáo, nông dân tuyệt đối không phun kèm phân bón lá hoặc thuốc kích thích sinh trưởng đối với thuốc trừ bệnh; khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”. Nếu sau khi phun chưa được 4 giờ gặp mưa cần phun lại để đảm bảo hiệu quả phòng trừ sâu bệnh gây hại.

 

 

Minh Thu

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline