Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Tăng cường kiểm soát, minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm

Thứ năm, 20/10/2022 02:10

TMO - Do quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng không ổn định, thiếu minh bạch nên tỷ lệ vi phạm an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm của Việt Nam hiện vẫn ở mức cao so với các quốc gia phát triển. Vì vậy, việc rà soát lại tất cả tiêu chuẩn, quy định, chế tài để kiến nghị Chính phủ sửa đổi cho phù hợp, giúp nông nghiệp Việt chuyển mình.

Thông tin về thực hiện an toàn thực phẩm, Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết trong 9 tháng của năm 2022, có 99,5% cơ sở sản xuất được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 89% cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm; 97,6% mẫu giám sát đạt yêu cầu an toàn thực phẩm. Có 12.582 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP và tương đương; 86.384 ha diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP và tương đương.

Mặc dù, tình hình an toàn thực phẩm từng bước được cải thiện, tỷ lệ vi phạm an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các quốc gia phát triển. Nguyên nhân do quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng không ổn định, thiếu minh bạch. Bên cạnh đó, hạ tầng sản xuất kinh doanh thực phẩm yếu, logistics thiếu, lạc hậu, thiếu minh bạch, không sự chia sẻ giữa các bên và hệ thống giám sát, thanh kiểm tra chưa hiệu quả, chặt chẽ. 

Chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm... là một trong những nơi cung cấp thực phẩm từ người nông dân đến tay người tiêu dùng, cần được đảm bảo minh bạch về xuất xứ thực phẩm 

Tại hội nghị “Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam” vừa được tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng để khắc phục những hạn chế trên, cần tổ chức liên kết sản xuất với tiêu thụ, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ nuôi trồng, chế biến, phân phối, tiêu thụ; trong đó, xác định khâu trọng yếu của chuỗi là các trang trại, hợp tác xã đến các chợ đầu mối và nhà bán lẻ lớn; đồng thời, cần phải chuẩn hóa những khâu trọng yếu này và minh bạch chia sẻ thông tin giữa các bên để cùng nhau giám sát đường đi của thực phẩm.

Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm cần tập trung kiểm soát quá trình. Theo đó, cần sớm ban hành quy định bắt buộc thời hạn áp dụng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh với các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP. Ban hành tiêu chuẩn điều kiện kinh doanh và nâng cấp tiêu chuẩn vệ sinh với các chợ đầu mối, cảng, chợ cá.

Quy định thời hạn bắt buộc bao bì chứa rau củ quả, thực phẩm tươi sống phải có nhãn mác với đầy đủ tên nhà sản xuất, ngày thu hoạch, trọng lượng số và logo của giấy chứng nhận an toàn vệ sinh. Quy định thống nhất bộ nhận diện áp dụng chung cho doanh nghiệp được chứng nhận VietGAP… Đồng thời, quy định trách nhiệm của các chợ, thương lái, siêu thị, ban tổ chức các sự kiện thương mại lớn trong việc kiểm soát nguồn gốc và bán hàng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cần học hỏi các nước tiên tiến, giảm áp lực cho nhà sản xuất, chế biến, giảm chi phí cho việc duy trì giấy chứng nhận kiểu mẫu. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào từ con giống nuôi trồng đến sơ chế chế biến lưu thông trên thị trường. Kiểm soát tận gốc vấn nạn sử dụng thuốc tăng trưởng, thuốc hoá chất độc hại với môi trường... kiểm soát chặt chẽ khâu nhập và phân phối sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tiêu chuẩn hoá quy trình trồng và canh tác cho từng loại hoa màu đã chọn lọc.

Từ quy trình sản xuất, chế biến, cung ứng tiêu thụ cần được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, an toàn thực phẩm là vấn đề diễn ra từng ngày, từng giờ. Do đó, việc quản lý an toàn thực phẩm không phải đợi đến "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" mới vào cuộc mà phải thực thi liên tục. Phải đưa vấn đề an toàn thực phẩm vào trong tâm thức hàng ngày của mỗi người. 

Theo Bộ trưởng, đặc trưng của ngành sản xuất nông nghiệp là tạo ra nông sản, tác động tới sức khoẻ của rất nhiều người, thậm chí cả một thế hệ. Do đó, các quy định quản lý phải được kiểm soát chặt chẽ, phải làm sao để giấy chứng nhận không đơn thuần là giấy thông hành mà là một tài sản giá trị để người nông dân hãnh diện. 

An toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội và của từng người. Theo Bộ trưởng, nếu dồn hết gánh nặng pháp lý cho cơ quan nhà nước thì trách nhiệm của xã hội ở đâu, trách nhiệm của doanh nghiệp ở đâu. Nhất là với nông dân, thành phần chính trong nền nông nghiệp vẫn còn manh mún của Việt Nam. Tất cả phải cùng chung tay giúp xã hội thay đổi, giúp nông dân thay đổi cách sản xuất.

Về quản lý nhà nước, Bộ trưởng cho biết bộ sẽ hoàn thiện dần những quy định, đã đến lúc chuyển từ khuyến khích sang bắt buộc, bắt buộc ở trong diện rộng chưa được thì bắt buộc trong diện hẹp, từ hệ thống phân phối lớn, từ tập đoàn lớn, dần trở thành một ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã có những hành vi gian dối khi đưa thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng nhưng “đội lốt” nhãn mác VietGAP đưa vào siêu thị, đánh lừa người tiêu dùng. Điều này không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, việc kinh doanh của các siêu thị mà còn ảnh hưởng đến những nhà vườn làm VietGAP chân chính. Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, ngoài việc kiểm tra hồ sơ chứng từ nguồn gốc sản phẩm, Ban Quản lý và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chuỗi đã lấy mẫu các sản phẩm tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” gửi kiểm tra an toàn thực phẩm.

Tổng số mẫu kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm là 2.140 mẫu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, không phát hiện vi phạm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm là 2.126 mẫu và 14 mẫu vi phạm. Hiện thành phố đang siết chặt kiểm tra an toàn thực phẩm ở nhiều khâu như chợ, siêu thị, bếp ăn tập thể, nhà hàng khách sạn. Dựa vào quy định pháp luật như quy định về nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ... thời gian tới Ban An toàn thực phẩm sẽ làm nghiêm hơn nữa để hạn chế thực phẩm kém chất lượng từ các tỉnh đưa về, những sản phẩm không đạt chất lượng phải xử lý, trả về. 

 

 

Lê Hồng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline