Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 02:06

Tin nóng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học nhân Ngày Môi trường Thế giới

Thứ sáu, 20/06/2025

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại trang trại chăn nuôi

Thứ hai, 09/06/2025 06:06

TMO - Trước nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát, giám sát dịch tễ tại các trang trại chăn nuôi. Việc tăng cường an toàn sinh học, quản lý giống, thức ăn và xử lý môi trường nhằm hạn chế phát sinh và lây lan mầm bệnh góp phần ổn định ngành chăn nuôi.

Trong quý I/2025, ngành chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh duy trì ổn định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng nông nghiệp địa phương. Công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng.

Toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp giám sát dịch tễ, tiêm phòng định kỳ, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi. Đáng chú ý, nhiều hộ và doanh nghiệp đã ứng dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi khép kín theo hướng VietGAHP, góp phần nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng vật nuôi trên toàn tỉnh. Tính đến đầu tháng 6/2025, trên địa bàn Hà Tĩnh có hơn 1.000 con lợn chết do dịch tả lợn châu Phi. Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò xảy ra tại 3 xã thuộc Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà làm 7 con bò bị mắc bệnh, trong đó có 3 con chết.

Hiện Hà Tĩnh đã trở thành một trong những địa phương có quy mô chăn nuôi khá lớn. Chăn nuôi đang đóng vai trò “đầu kéo” cho toàn ngành nông nghiệp với tỷ trọng chiếm trên 53% cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Hiện nay, tổng đàn vật nuôi đạt hơn 350.000 con lợn, 230.000 con trâu bò và gần 10 triệu con gia cầm. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh ngày càng cao, nhất là trong điều kiện thời tiết, khí hậu thất thường và thói quen chăn nuôi thiếu các giải pháp kỹ thuật, không đảm bảo an toàn sinh học. Những đợt dịch không chỉ gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân mà còn đặt ra nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.

Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh cho biết, trong những năm gần đây, ý thức phòng, chống dịch bệnh của người chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hộ đã chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô vừa và lớn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý đàn, chuồng trại và vệ sinh thú y.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi chưa đồng đều, một bộ phận còn hạn chế trong việc nắm bắt quy trình kỹ thuật theo hướng an toàn sinh học, chưa đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn,... dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh còn cao. Trong bối cảnh đó, Hà Tĩnh là một trong số ít địa phương trên cả nước được lựa chọn tham gia Dự án “Giảm thiểu rủi ro tác động giữa con người - động vật thông qua sáng kiến kiểm soát dịch bệnh, an toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi lợn” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) phối hợp với Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ NN&MT) triển khai tại Việt Nam giai đoạn 2025 - 2026.

Tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh cho đàn lợn. (Ảnh: BBG). 

Thông tin từ Điều phối viên Cấp cao của FAO tại Việt Nam cho biết, đây là sáng kiến mang tính đột phá, giúp thiết lập hệ thống giám sát và phòng chống dịch bệnh hiện đại, đồng bộ. Dự án không chỉ phát hiện sớm và kiểm soát hiệu quả các mối đe dọa từ dịch bệnh vật nuôi mà còn góp phần nâng cao năng lực vận hành chuỗi chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và phát triển bền vững.

Tại Hà Tĩnh, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi (Sở NN&MT) đã rà soát và lựa chọn một số cơ sở chăn nuôi quy mô vừa theo chuỗi liên kết với Công ty CP Chăn nuôi Mitraco làm điểm triển khai dự án. Một trong những nội dung trọng tâm thực hiện là hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng phương pháp “Cải tiến an toàn sinh học theo lộ trình - PMP” (một mô hình do FAO khuyến nghị nhằm giúp các đơn vị chăn nuôi nâng cao năng lực quản lý rủi ro dịch bệnh một cách hệ thống, theo từng giai đoạn cụ thể - PV). Các chuyên gia hướng dẫn, phối hợp cùng hộ chăn nuôi nghiên cứu hiện trạng, xác định các điểm nguy cơ, từ đó tư vấn giải pháp cải tiến phù hợp với điều kiện thực tế từng hộ, bao gồm: kiểm soát nguồn giống, thức ăn, ra vào chuồng trại, xử lý chất thải và quản lý dịch tễ.

Dự án cũng hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc đối với cơ sở chăn nuôi lợn và sản phẩm từ lợn. Đây là một bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát dịch bệnh cũng như kiểm soát chất lượng đầu ra, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính minh bạch và an toàn thực phẩm.

Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi (Sở NN&MT) Hà Tĩnh nhận định, dự án sẽ góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn sinh học, từ đó ngăn ngừa và giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi, sức khỏe con người.

Tăng cường kiểm soát an toàn dịch bệnh tại các trang trại chăn nuôi trên toàn tỉnh Hà Tĩnh không chỉ là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng diễn biến khó lường, mà còn là nền tảng để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững.

Việc chủ động giám sát dịch tễ, tổ chức tiêm phòng đầy đủ, thực hiện nghiêm quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, xử lý môi trường định kỳ... giúp giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan mầm bệnh trong đàn vật nuôi.

Bên cạnh vai trò của cơ quan chuyên môn, ý thức chấp hành của người chăn nuôi là yếu tố quyết định hiệu quả phòng, chống dịch. Thực tiễn cho thấy, những cơ sở đầu tư bài bản về chuồng trại, kiểm soát giống, thức ăn, nước uống và thực hiện tốt vệ sinh thú y đều có khả năng chống chịu tốt hơn trước dịch bệnh. Trong thời gian tới, Hà Tĩnh cần tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực giám sát dịch tễ, hỗ trợ kỹ thuật cho các trang trại chuyển đổi mô hình chăn nuôi hiện đại, hướng đến xây dựng vùng chăn nuôi an toàn, ổn định.

 

 

Quỳnh Trang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline