Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 06:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Tăng cường kết nối, tiêu thụ nhãn và nông sản Hưng Yên

Thứ tư, 10/08/2022 13:08

TMO - Thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhãn và nông sản đặc trưng, thế mạnh của tỉnh tới người tiêu dùng. Đồng thời, khẳng định vị trí, vai trò của nông sản tỉnh Hưng Yên trong thị trường cả nước và quốc tế.

Tại Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2022 Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, tỉnh Hưng Yên hiện có 5.000ha trồng nhãn; trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 4.800ha. Sản lượng nhãn năm 2022 ước đạt 45.000 tấn; trong đó nhãn chín sớm chiếm khoảng 5% diện tích, nhãn chín chính vụ khoảng 85% còn lại là nhãn chín muộn.

Diện tích nhãn đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP đến nay là 1.200ha, chiếm khoảng 25% tổng diện tích tại 81 cơ sở, vùng sản xuất nhãn trên toàn tỉnh. Năm 2022, do ảnh hưởng của thời tiết nhãn lồng Hưng Yên vào vụ thu hoạch muộn hơn hàng năm nhưng vẫn là một năm được mùa với sản lượng dự kiến đạt khoảng 45.000 tấn.

Ngoài nhãn lồng, Hưng Yên còn có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao và đang được người tiêu dùng Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới tin dùng như: Chuối tiêu hồng (sản lượng năm 2022 đạt khoảng 73.000 tấn); cam và loại quả có múi, tinh bột nghệ, long nhãn, mật ong hoa nhãn...

Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2022 là cơ hội để địa phương quảng bá sản phẩm nhãn và nông sản đặc trưng. Ảnh: Vị Thủy 

Đối với hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nhãn, hiện nay các hợp tác xã, trang trại, nhà vườn đã mạnh dạn xây dựng gian hàng và thực hiện hoạt động mua bán qua các sàn thương mại điện tử, hình thành phương thức kinh mới theo xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. 

Không chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa, toàn tỉnh có 17 vùng trồng nhãn được cấp mã số vùng trồng bảo đảm xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Úc và Trung Quốc..., kết nối, quảng bá và giới thiệu vào thị trường các nước Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…

Hiện Hưng Yên đang quyết tâm đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sinh thái, áp dụng công nghệ cao, phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, kết nối chặt chẽ với hệ thống tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, chú trọng bảo tồn nông sản đặc sản của địa phương có năng suất chất lượng cao, nâng cao thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu và đảm bảo môi trường.

Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực trong sản xuất, tiêu thụ nhãn lồng cũng như nông sản của tỉnh, phục vụ tốt nhất cho giao thương, kết nối tiêu thụ nhãn lồng và nông sản để không xảy ra tình trạng được mùa mất giá. Sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, thương nhân trong và ngoài nước tiếp cận các cơ hội kinh doanh, ký kết các hợp đồng mua bán tiêu thụ nhãn lồng và các nông sản của tỉnh.

Để việc sản xuất, tiêu thụ nhãn và các mặt hàng nông sản của tỉnh Hưng Yên được thuận lợi, ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị cấp ủy, chính quyền, các doanh nghiệp và người sản xuất tỉnh Hưng Yên khẩn trương quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xuất khẩu theo đường chính ngạch do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó cần chú trọng làm tốt việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu của thị trường; quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi, tổ chức sản xuất đạt chuẩn an toàn sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch; đồng thời hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ, tổ chức tốt việc kết nối, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa các hộ gia đình, hợp tác xã với các doanh nghiệp phân phối, kênh siêu thị và doanh nghiệp xuất khẩu, bảo đảm chủ động, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường công tác thông tin dự báo thị trường, định hướng sản xuất; đẩy mạnh kết nối hoạt động giữa Trung tâm Xúc tiến thương mại của tỉnh với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và giữa các trung tâm với nhau để đồng hành chia sẻ thông tin thị trường, hỗ trợ mở rộng kênh phân phối cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất.

Năm nay, sản lượng nhãn lồng Hưng Yên dự kiến đạt khoảng 45.000 tấn. Ảnh: Trường Hùng 

Tỉnh cần chủ động nắm chắc diễn biến tình hình và chuẩn bị sẵn tâm thế, phương án, cách làm hiệu quả cho việc tiêu thụ nhãn và nông sản của tỉnh trong mọi tình huống; chủ động thực hiện song hành kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất với các thương nhân phân phối, các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm. 

Bộ trưởng chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến thị trường, tình hình sản xuất và lưu thông sản phẩm nông sản ở địa phương, kịp thời thông báo đến các doanh nghiệp, người sản xuất để chủ động điều chỉnh theo tín hiệu của thị trường; đồng thời, quan tâm, hỗ trợ các cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm tạo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh và nâng cao giá trị nông sản.

Về lâu dài, địa phương cần tập trung hình thành, phát triển các chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và xuất khẩu theo ngành hàng; tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đa dạng các kênh phân phối truyền thống và hiện đại, trực tiếp và trực tuyến nhằm chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

 

 

Lan Như 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline