Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 14:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Tăng cường giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

Thứ tư, 11/01/2023 13:01

TMO - Nhằm tăng cường bảo vệ và dự trữ tài nguyên nước dưới đất; khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư, thời gian tới UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Bình, việc  hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đồng thời đảm bảo các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, không gây ra sụt, lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất; đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Thông qua việc hạn chế khai thác nước dưới đất, thúc đẩy phát triển các dự án tái sử dụng nước thải an toàn cho môi trường; đồng thời bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất, sự hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có) trong trường hợp bị thu hồi Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất vì lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật. 

Qua đó, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế khai thác được áp dụng cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế và thứ tự thực hiện đối với từng đối tượng, trường hợp theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất; ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai; thực hiện theo phương án, lộ trình phù hợp được phê duyệt, đảm bảo không gây gián đoạn việc cấp nước.

UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị triển khai các giải pháp nhằm hạn chế khai thác nguồn nước dưới đất 

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; thông báo tới các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất có công trình khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định; trên cơ sở phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất, tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng căn cứ phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt, chỉ đạo các đơn vị cấp nước tổ chức thực hiện các phương án nhằm đảm bảo cung cấp nước cho các tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi quản lý. UBND tỉnh cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt, chỉ đạo việc thực hiện các phương án để đảm bảo cung cấp nước từ mạng lưới công trình nước sạch nông thôn cho các tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi quản lý…

Các địa phương tập trung nâng cấp, sửa chữa các trạm cấp nước, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân. 

Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố thông báo đến các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải đăng ký khai thác nước dưới đất về các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo phương án được UBND tỉnh phê duyệt.

Trước đó, UBND tỉnh đã có chỉ đạo liên quan đến quản lý hoạt động khai thác nước ngầm và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, tiến hành rà soát tổ chức, cá nhân hành nghề khoan, khai thác nước dưới đất chưa có Giấy phép, Giấy phép đã hết hạn sử dụng, yêu cầu tiến hành làm thủ tục đăng ký cấp, gia hạn Giấy phép theo đúng quy định. 

Trong năm 2021, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt danh mục, bản đồ khoanh vùng hạn chế và vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn. Điều tra, khảo sát, đánh giá nước dưới đất phục vụ khoanh vùng có nguy cơ sụt lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất; Khảo sát, đo đạc nước dưới đất phục vụ khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đối với khu vực có mực nước dưới đất suy giảm liên tục và có nguy cơ hạ thấp quá mức.

 

 

Xuân Hiển

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline