Hotline: 0941068156

Thứ hai, 12/05/2025 23:05

Tin nóng

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 12/05/2025

Tăng cường đầu tư phát triển năng lượng xanh ở châu Phi

Thứ ba, 04/07/2023 07:07

TMO - Châu Phi không chỉ được đánh giá đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh mà còn có tiềm năng rất lớn về phát triển năng lượng tái tạo.

Theo một báo cáo của Deloitte - một trong những đơn vị kiểm toán hàng đầu thế giới cho thấy, nhờ có nguồn tài nguyên tái tạo dồi dào, nhu cầu trong nước thấp và vị trí gần châu Âu, khu vực Bắc Phi sẽ trở thành nhà xuất khẩu hydro xanh lớn nhất thế giới vào năm 2050. Ngành công nghiệp hydro xanh có thể tạo ra doanh thu 110 tỷ USD cho Bắc Phi, chiếm tới gần 40% và dẫn đầu doanh thu của thương mại toàn cầu về hydro xanh vào năm 2050.

Tháng 5/2022, 6 quốc gia châu Phi gồm Morocco, Ai Cập, Kenya, Mauritania, Namibia và Nam Phi, đã thành lập Liên minh hydro xanh châu Phi. Mục tiêu của liên minh là sản xuất ít nhất 500.000 tấn hydro xanh mỗi năm trong tương lai gần.

Châu Phi có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời, điện gió và địa nhiệt có thể khai thác. 

Maroc có thể trở thành một trong những nhà sản xuất chính của loại năng lượng sạch này trong tương lai. Nhà máy năng lượng Mặt Trời Noor khổng lồ ở giữa sa mạc Sahara không chỉ là biểu tượng cho quá trình chuyển đổi năng lượng đầy tham vọng của Maroc, mà còn là một dấu hiệu mạnh mẽ trong chính sách năng lượng mới của lục địa châu Phi.

Trong khi đó, theo Chủ tịch COP28 Al Jaber cho biết, châu Phi có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời, điện gió và địa nhiệt có thể khai thác nhằm bảo đảm tương lai bao trùm và thích ứng với khí hậu. Báo cáo của Deloitte liệt kê danh sách các nước và khu vực có kim ngạch xuất khẩu hydro xanh lớn nhất thế giới còn có Mỹ (63 tỷ USD), Australia (39 tỷ USD), Trung Ðông (20 tỷ USD)... Trong danh sách những quốc gia tiêu thụ hydro xanh, Trung Quốc nổi lên như một trong các thị trường chính.

Theo báo cáo, Trung Quốc cũng sẽ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất vào năm 2030, với khối lượng 13 triệu tấn mỗi năm. Việc nhập khẩu số lượng lớn hydro xanh sẽ cho phép nước này khử carbon trong các lĩnh vực hoạt động khác. Châu Âu cũng được cho là sẽ tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn, kế tiếp là Nhật Bản và Hàn Quốc với 7,5 triệu tấn mỗi nước. Những dự báo này tiếp thêm động lực cho các quốc gia Bắc Phi, đặc biệt là Maroc, quốc gia đang thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Gần đây nhất, Maroc và Hà Lan đã ký kết biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác để phát triển hydro xanh ở Vương quốc này.

Trước tiềm năng về năng lượng tái tạo ở châu Phi, Chủ tịch COP28 cho rằng, các chính sách và quy định thông minh, tài chính đổi mới sáng tạo và tiếp thu các công nghệ sạch chính là chìa khóa để đẩy nhanh quá trình khử carbon trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp và sản xuất của châu Phi.

Các dự án thanh niên khởi nghiệp ở châu Phi cần được hỗ trợ tài chính, đào tạo và liên kết thị trường, qua đó giúp tăng cường đổi mới sáng tạo xanh, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái. Sự lãnh đạo tập trung, quan hệ đối tác, cải cách chính sách và lập pháp cũng là những yếu tố quan trọng để mở nguồn tài chính cho các dự án năng lượng xanh ở châu Phi, góp phần thực hiện mục tiêu được đưa ra trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, theo đó hạn chế mức tăng nhiệt trên phạm vi toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

 

 

TT 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline