Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 04:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác đất san lấp

Thứ sáu, 30/12/2022 05:12

TMO - Trước báo cáo về vướng mắc trong công tác thẩm tra quyết toán dự án có khai thác, sử dụng đất san lấp, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các đơn vị về tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác đất san lấp và đẩy nhanh tiến độ quyết toán các dự án hoàn thành trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh giao thủ trưởng các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án: Trước khi trình thẩm tra quyết toán, có trách nhiệm phối hợp với nhà thầu chủ động rà soát, cung cấp các tài liệu chứng minh nguồn gốc của đất san lấp đã sử dụng; không trình thẩm tra quyết toán các chi phí trùng lắp; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý của hồ sơ quyết toán và tính đúng đắn của số liệu đề nghị quyết toán; tính chính xác của khối lượng do chủ đầu tư và nhà thầu nghiệm thu để đưa vào quyết toán; tính phù hợp của đơn giá do Chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất ghi trong hợp đồng.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nơi có dự án: Phối hợp với các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trong việc quản lý khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Đồng thời, cơ quan Tài chính, căn cứ vào báo cáo và hồ sơ quyết toán dự án do Chủ đầu tư, nhà thầu cung cấp, thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021.

Sở Tài chính tham mưu, báo cáo UBND tỉnh giao UBND các huyện thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật Khoáng sản; Cục Thuế tỉnh xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về Luật Quản lý thuế, Luật phí và lệ phí.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sử dụng các dự án, công trình (trên cơ sở hồ sơ tài liệu do Chủ đầu tư cung cấp); xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về khai thác, sử dụng đất san lấp theo quy định pháp luật về khoảng sản. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh kiểm tra, xác minh, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm quy định về việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phí; kịp thời thu hồi số thuế, phi còn thiếu (nếu có) vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Trước nhu cầu thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp trên địa bàn, UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác đất san lấp 

Ngoài ra, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng giao Giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương tham mưu quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng có khai thác, vận chuyển đất để san lấp đảm bảo đúng quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Khoáng sản và các văn bản có liên quan; tham mưu điều chính cắt giảm dự toán đối với những chi phí trùng lắp trong dự án.

Thời gian qua, để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình quyết toán các dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 11/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thành lập Đoàn kiểm tra đối với nội dung này. Theo đó, Đoàn kiểm tra đã phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, ban hành các văn bản đôn đốc các ngành, chủ đầu tư thực hiện; tiến hành kiểm định, xác định lại giá đất đối với các dự án thuộc diện kiểm tra.

Hiện nay, một số điểm mỏ tại Thái Nguyên có trên 100 triệu m3 đất, đá thải đủ điều kiện làm vật liệu san lấp thông thường nhưng chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, vướng mắc về thủ tục pháp lý. Trên địa bàn tỉnh có hàng chục dự án lớn đang triển khai nên nhu cầu đất san lấp lên đến gần 10 triệu m3/năm. Trong khi đó, tỉnh mới có 7 mỏ đất san lấp (5 mỏ còn hoạt động) với tổng công suất khai thác được cấp phép khoảng 700.000 m3/năm nên cung không đủ cầu.

Điều này dẫn đến nhiều dự án đang thi công trên địa bàn tỉnh thiếu đất san lấp nghiêm trọng. Nguồn đất trái phép có giá thấp hơn, nguồn đất san lấp từ các mỏ khan hiếm và phân bố không đồng đều khiến tình trạng khai thác đất trái phép có thời điểm diễn ra phức tạp. Sở Xây dựng và UBND 9 huyện, thành đã rà soát nhu cầu sử dụng đất san lấp, lợi thế của địa phương để tham mưu với UBND tỉnh quy hoạch bổ sung các mỏ đất đủ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh và có khả năng cung cấp cho các địa phương lân cận khi dư thừa.

 

 

Bích Hòa 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline