Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Tăng cường cơ chế thúc đẩy đầu tư năng lượng sinh khối ở Việt Nam

Thứ sáu, 18/03/2022 14:03

TMO - Các chuyên gia cho rằng, phát triển năng lượng sinh học đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu sự ổn định và bền vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các cơ chế khuyến khích của Chính phủ chưa hấp dẫn.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sinh học. Việc tận dụng các nguồn tài nguyên để sản xuất năng lượng sinh học có vai trò quan trong góp phần việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, và bảo vệ môi trường.

Cũng tại báo cáo của đơn vị trên, trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam (VREDS) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu: Tỷ trọng điện sản xuất từ nguồn sinh khối dự kiến đạt xấp xỉ 3,0% vào năm 2020; 6,3% vào năm 2030 và 8,1% vào năm 2050; tỷ lệ nhiệt sản xuất từ các nguồn sinh khối dự kiến sẽ đạt khoảng 17% vào năm 2020; 14% vào năm 2030 và 12% vào năm 2050.

Cụ thể hơn đến năm 2035, tiềm năng phát triển điện sinh khối từ trấu khoảng 370MW; gỗ củi, phụ phẩm lâm nghiệp 3.360MW; bã mía 470MW; rơm rạ 1.300MW, khí sinh học 1.370MW. Tổng tiềm năng các loại hình này là hơn 9.600MW. 

Điện sinh khối ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển 

Theo các chuyên gia tại Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chiến lược của Việt Nam trong hướng tới mục tiêu Net Zero là sẽ giảm nhu cầu năng lượng tổng thể thông qua tăng hiệu quả sử dụng năng lượng; sản xuất điện không phát thải nhà kính và chuyển đổi sử dụng điện, nhiên liệu phát thải thấp hoặc không phát thải trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp...

Ngoài ra, Việt Nam sẽ thu giữ carbon từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch các nguồn cố định trong ngành công nghiệp sản xuất năng lượng, công nghiệp nặng; chuyển đổi rác thải thành năng lượng; phát triển giao thông vận tải sử dụng điện và năng lượng sạch.

Tuy nhiên, khó khăn đầu tiên để phát triển điện sinh khối là tài chính và công nghệ. Bên cạnh việc nhiều đơn vị đã và đang nghiên cứu, làm chủ công nghệ thì các chính sách của Chính phủ còn thiếu và các điều kiện cơ sở cho đốt rác, thu hồi khí, phát triển điện sinh khối thì chi phí còn rất cao so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời...

Hiện mới chỉ có bã mía tại các nhà máy đường và chất thải tại các trang trại quy mô lớn là nguồn nguyên liệu tập trung đủ lớn cho phát điện 

Đồng thời, loại hình năng lượng này đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu sự ổn định và bền vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các cơ chế khuyến khích của Chính phủ chưa hấp dẫn. Việt Nam cũng đã có một số chính sách thúc đẩy nhưng đến nay, số nhà máy và tỷ lệ tham gia của điện sinh khối, điện rác vào hệ thống điện là rất thấp.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sinh học. Việc tận dụng các nguồn tài nguyên để sản xuất năng lượng sinh học có vai trò quan trong góp phần việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, và bảo vệ môi trường.

Theo dự thảo báo cáo Quy hoạch điện VIII, công suất lắp đặt năng lượng sinh khối đến năm 2030 của Việt Nam là 1.730 MW, tuy nhiên đến nay mới lắp đặt được 350 MW. Như vậy, từ giờ đến năm 2030, muốn đạt được mục tiêu trên, cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Hà Trang

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline