Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước

Thứ ba, 27/12/2022 13:12

TMO - Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk huy động các nguồn lực để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt và chất lượng nước sinh hoạt, nước cho sản xuất... và cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

Tỉnh Đắk Lắk có nhiều kiểu địa hình khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về sông suối, mật độ sông suối bình quân khoảng 0,8 km/km2. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh thuộc 2 lưu vực chính: sông Srêpốk, sông Ba và EaHleo. Trên địa bàn tỉnh có 737 hồ tự nhiên và nhân tạo, độ sâu từ vài mét tới 25 m. Tổng dung tích các hồ chứa 650 triệu m3 nước. Đây có thể coi là kho chứa nước phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế: tưới tiêu, du lịch tham quan, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường. Tổng diện tích mặt nước, sông suối và hồ của Đắk Lắk có khả năng khai thác nuôi trồng thủy sản là khoảng hơn 42.000 ha. 

Nước ngầm trên địa bàn tỉnh tương đối phong phú nhưng chỉ tập trung ở khối bazan Buôn Ma Thuột - Krông Buk, các khối bazan khác có trữ lượng nước ngầm nhỏ hơn. Tại những khu vực này có thể khai thác nước để phục vụ sinh hoạt, kinh tế vườn và tưới cho cây trồng qua giếng đào, giếng khoan. Nhưng ở một số khu vực như M’Drắk, Krông Bông, Ea Kar, phía Đông huyện Ea H’Leo lượng nước ngầm rất kém, việc đầu tư khai thác đòi hỏi nguồn kinh phí lớn.

Nguồn nước mặt tại tỉnh đến từ các hệ thống sông như sông Srêpốk, sông Ba và EaHleo.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 737 công trình, gồm: 575 hồ chứa, 103 đập dâng, 59 trạm bơm tưới và 01 hệ thống đê bao (chưa bao gồm các công trình có diện tích tưới không đáng kể); kiên cố hóa kênh mương các loại được 600 km/1.782,6 km (kênh chính 396,3 km, kênh nhánh 246,1 km). Các công trình thủy lợi đang tưới với tổng diện tích khoảng 230 nghìn ha, trong đó lúa Đông Xuân 30 nghìn ha, lúa vụ Mùa 53,4 nghìn ha, cà phê 132,3 nghìn ha, hoa màu và cây khác 14,6 nghìn ha và đáp ứng được gần 76% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới. Tuy nhiên, nguồn nước từ công trình thủy lợi phục vụ tưới cho hoa màu và các loại cây trồng khác còn ở mức thấp. 

Tại Chương trình thực hiện Kết luận số 36-KL/TW, ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, địa phương này đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2050, hoàn thành quy hoạch, đề án có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; tỷ lệ cấp nước bình quân tại các đô thị đạt 95% hộ gia đình và ở nông thôn đạt 60% hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn.

Đến năm 2030, cân đối đủ nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; ở đô thị đạt 100% hộ gia đình và ở nông thôn đạt 80% hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Cơ bản hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại một số lưu vực sông, công trình thủy lợi; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2045, chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước; hoàn thiện chính sách về quản lý nguồn nước đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.

UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng vận hành an toàn công trình thủy lợi trong điều tiết nguồn nước. Ảnh BĐL

Để hoàn thành các mục tiêu trên, Chương trình cũng đề ra các giải pháp cụ thể như: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; hoàn thiện và cụ thể hóa thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập; thực hiện đồng bộ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước; nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn hồ, đập.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập; tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước…Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức quán triệt nội dung Kết luận số 36-KL/TW trong toàn Đảng bộ tỉnh với hình thức phù hợp.

Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nội dung của Kết luận số 36-KL/TW; cụ thể hóa các nội dung về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện Kết luận số 36-KL/TW; phát huy vai trò phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng cơ chế, chính sách về an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.

 

 

Nguyễn Hải

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline