Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 02:07

Tin nóng

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ ba, 08/07/2025

Sử dụng hình ảnh vệ tinh tìm kiếm nguồn nước ngầm

Thứ sáu, 22/04/2022 05:04

TMO - Vừa qua, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nam Úc (Australia) kết hợp với các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Sa mạc ở Ai Cập, và Thành phố King Abdulaziz ở Ả Rập Xê Út đã lập bản đồ khu vực Hawker trong dãy Flinders (dãy núi lớn nhất tại Nam Úc) thành ba tầng chứa nước ngầm riêng biệt. 

Các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh vệ tinh, kỹ thuật không gian địa lý, thông tin về hệ thống thoát nước, loại đá, đứt gãy, địa hình và lượng mưa để phát hiện vị tri chứa nước ngầm mà không cần khoan thăm dò. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khu vực bổ sung nước ngầm hiệu quả nhất (nơi nước mặt tích tụ khi nó di chuyển xuống dưới) nằm ở nơi có nhiều vết nứt đá, hệ thống thoát nước thấp và độ dốc thoải. Ngược lại, những khu vực kém hiệu quả nhất để tìm nước ngầm lại nằm dưới lớp đá phiến sét và bột kết.

Dãy Flinders được nghiên cứu thành ba tầng chứa nước ngầm riêng biệt: tầng tốt, tầng trung bình và tầng thấp 

 Việc sử dụng viễn thám để tìm nước ngầm không gây tốn kém kinh phí sử dụng các ảnh địa hình sẵn có do vệ tinh của Australia đã ghi lại. Các nhà nghiên cứu đã dùng phần mềm GIS để phân tích và lập bản đồ tất cả dữ liệu. Các phương pháp hiện có để đánh giá nguồn nước ngầm liên quan đến việc khoan trên diện rộng, tốn kém, tốn thời gian và thường không chính xác.

Vì vậy việc kết hợp giữa viễn thám, GIS và thông tin và các yếu tố địa chất khác giúp các nhà thủy văn học có thể tìm ra các vị trí nước ngầm chính xác với chi phí thấp hơn. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để phát hiện nước ngầm ở bất kỳ khu vực khô cằn nào trên thế giới, bao gồm cả Ai Cập. 

Với sự nóng lên toàn cầu tình trạng khan hiếm nước được dự đoán là sẽ gia tăng. Các nhà nghiên cứu kỳ vọng công nghệ tham dò này sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách quyết định các địa điểm tiềm năng để bổ sung nước lại cho các tầng chứa nước ngầm mà không làm cạn kiệt hoặc gây hại cho môi trường.

 

Thanh Khoa

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline