Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Sông Mã chuyển mình trong phát triển kinh tế-xã hội

Thứ sáu, 03/03/2023 16:03

TMO - Bước vào giai đoạn phát triển mới, với những bước tiến mới và toàn diện hơn, Đảng bộ, chính quyền cùng toàn thể nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Sơn La, thị trấn Sông Mã trở thành đô thị loại IV.

Ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023). Cách đây 70 năm, ngày 7/3/1953, Khu ủy Tây Bắc quyết định thành lập châu Sông Mã, thuộc tỉnh Sơn La. Việc thành lập châu Sông Mã nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Sông Mã, vùng biên giới hẻo lánh, có vị trí xung yếu của khu Tây Bắc.

Khi mới thành lập, toàn châu Sông Mã chỉ có 2.400 hộ với dân số khoảng 15.000 người, nhưng đã có đóng góp rất to lớn về sức người, sức của cho kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đế quốc Mỹ. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ vững chắc biên giới, kiên quyết đập tan mọi hình thức phá hoại của các thế lực phản động. 

Thực hiện chủ trương của Trung ương về điều chỉnh một phần nhân lực ở miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới ở miền núi, năm 1961, Sông Mã đã đón đồng bào huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên lên phát triển kinh tế. Những năm tiếp theo, Sông Mã tiếp tục đón đồng bào Hưng Yên, Hà Tây lên thành lập các hợp tác xã và các đội nông trường ở các xã dọc dòng Sông Mã. 

Đến tháng 12/2003, huyện Sông Mã có thị trấn Sông Mã và 26 xã. Thực hiện Nghị định số 148/2003/NĐ-CP ngày 2/12/2003 của Chính phủ, huyện Sông Mã được chia tách thành hai huyện: Huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp thuộc tỉnh Sơn La. Hiện nay, huyện Sông Mã có 18 xã, 1 thị trấn gồm 331 bản, tổ dân phố với hơn 160 nghìn người thuộc 6 dân tộc chủ yếu và một số dân tộc khác.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sông Mã đã vượt qua mọi khó khăn, đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sông Mã cho biết: Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế phát triển, toàn huyện hiện có hơn 10.600 ha cây ăn quả, 2.762 lò chế biến long nhãn phục vụ xuất khẩu. 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội được quan tâm; toàn huyện có 47/53 trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ đối ngoại với huyện Mường Ét, Xiềng Khọ, nước CHDCND Lào ngày càng sâu rộng và hiệu quả...

Bên cạnh các thế mạnh truyền thống, Sông Mã đã và đang áp dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao giúp cho kinh tế liên tục phát triển khá, thu ngân sách trên địa bàn huyện bình quân từ năm 2020 đến nay đạt 131 tỷ đồng/năm và luôn vượt dự toán Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Riêng năm 2022 đạt 197 tỷ đồng (vượt 29% dự toán tỉnh giao). Ngoài ra, toàn huyện đã xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo từ 40 tuổi trở lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 20%.

Huyện Sông Mã đã trở thành một trong những vựa nhãn lớn nhất cả nước. 

Trong những năm gần đây, huyện đẩy mạnh ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, theo hướng hữu cơ, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Huyện Sông Mã đã trở thành một trong những vựa nhãn lớn nhất cả nước với diện tích gần 7.500 ha, chiếm trên 70% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng hàng năm đạt trên 60.000 tấn; các sản phẩm nhãn của Sông Mã có chất lượng cao, được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Vương quốc Anh và EU. 

Ghi nhận những đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã trao tặng hàng nghìn phần thưởng cao quý cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc trong huyện. Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 3 tập thể, 3 Huân chương lao động hạng Nhất, 2 Huân chương lao động hạng Nhì, 4 Huân chương lao động hạng Ba cho các tập thể; 4 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 10 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Cắt băng khánh thành trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã. 

Nhân dịp này, Huyện Sông Mã đã khai trương Trung tâm điều hành thông minh ( IOC ) huyện Sông Mã. Trung tâm đi vào hoạt động hướng đến hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước, hạn chế giấy tờ hành chính, giảm công tác điều hành qua nhiều cấp quản lý, công khai, giám sát một cách minh bạch thời gian, kết quả xử lý, người dân được tham gia tương tác với hoạt động nhà nước, bước đầu xây dựng nền hành chính thân thiện, phục vụ hiệu lực, hiệu quả. 

Đồng thời, huyện Sông Mã đã tổ chức lễ cắt băng khánh thành các công trình trọng điểm như: đường Hùng Vương, Vườn hoa cây xanh- Quảng trường 3/2 dọc kè bờ hữu sông Mã và lễ thông xe cầu cứng tổ dân phố 5 thị trấn. Đây là những công trình có quy mô lớn, hiện đại, khang trang nằm bên bờ hữu của dòng Sông Mã, tạo điểm nhấn cho khu đô thị mới của huyện.

 

 

Tạ Thành

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline