Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 02:06

Tin nóng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học nhân Ngày Môi trường Thế giới

Thứ sáu, 20/06/2025

“Sống khỏe” nhờ rừng

Thứ ba, 10/06/2025 15:06

TMO - Việc trồng rừng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng hiện có tại huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), ngoài mục đích phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng cường sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, còn có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo.

Huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là trên 18.000 ha, có đủ 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Trong đó có các xã trọng điểm về rừng và đất lâm nghiệp, như Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Thạch Bình, Xích Thổ, Quảng Lạc, Sơn Lai, Quỳnh Lưu. Đối với xã Phú Long có khoảng gần 900ha diện tích rừng. Xã đã giao cho từng hộ trồng và bảo vệ, trông coi.

Ông Phạm Hữu Hợi, thôn 1, xã Phú Long là hộ gia đình được giao khoán, chăm sóc và bảo vệ khoảng 2ha rừng từ năm 1985 đến nay cho biết, ngay từ khi được giao rừng, tôi đã trồng cây lâu năm như keo, bạch đàn, để không những phát triển kinh tế gia đình mà các cây này trồng lâu sẽ giữ đất không sạt lở, đất không bạc màu, góp phần bảo vệ hệ sinh thái cũng như nguồn nước, môi trường sống, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu với cuộc sống. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, tôi thường xuyên chăm sóc cây trồng mới và bảo vệ diện tích cây trưởng thành, đảm bảo tốt an ninh khu vực trồng rừng. Tận dụng lợi thế có diện tích rừng rộng, gia đình đã nuôi thêm ong dưới tán rừng để lấy mật. Với khoảng 45 đàn ong giúp gia đình ông thu về khoảng 140 triệu đồng/năm.

Nuôi ong dưới tán rừng giúp gia đình ông Hợi tăng thêm thu nhập.

Ông Vũ Văn Điện, thôn 2, xã Phú Long là hộ gia đình có diện tích hơn 1ha rừng sản xuất chia sẻ, gia đình tham gia vào trồng rừng sản xuất đã được hơn 15 năm. Với 1ha cây keo đã giúp gia đình ông thu hoạch được 3 vụ trong đó mỗi vụ đem lại lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng.

Hiện nay, việc chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng đã thu hút nhiều tập thể, hộ nông dân tham gia. Lợi ích kinh tế từ trồng rừng đã giúp cho nhiều hộ dân nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo và bước đầu làm giàu từ rừng. Ông Nguyễn Đình Độ - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Long cho biết, hằng năm xã thường xuyên tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, không để phá rừng và cháy rừng.

 Những cây keo, bạch đàn to lớn, xanh tốt nhờ được bảo vệ và chăm sóc thường xuyên.

Rừng giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe con người, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, từ cung cấp oxy, thanh lọc nguồn nước và không khí giúp giảm thiểu các mối đe dọa của các bệnh liên quan đến ô nhiễm; hạn chế tác động của biến đối khí hậu tới sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ khả năng chống chịu của con người trước biến đổi khí hậu tới cung cấp thực phẩm bồi bổ sức khỏe, các dược liệu quý... Rừng cũng có thể bảo vệ con người trước những mối đe dọa sức khỏe, như gió bão, lũ quét, dịch bệnh... Bên cạnh đó, sống dưới ngôi nhà thiên nhiên trong lành, con người cũng được tận hưởng, thư giãn, tăng cường sức khỏe tinh thần,.../.

 

Minh Anh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline