Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 25/05/2025 23:05

Tin nóng

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Chủ nhật, 25/05/2025

Sơn La: Khai thác lợi thế OCOP tạo thu nhập ổn định cho người dân

Chủ nhật, 25/05/2025 05:05

TMO - Nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng từ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương ở Sơn La đã xây dựng được chuỗi giá trị nông sản đặc trưng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.

Những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã chú trọng phát triển chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) như một hướng đi chiến lược trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông nghiệp. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và sự đa dạng nông sản, nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương như chè Shan tuyết, xoài, cà phê… đã được nâng tầm giá trị thông qua OCOP.

Bên cạnh đó, Sơn La còn đẩy mạnh hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ sản xuất trong khâu chế biến, đóng gói, truy xuất nguồn gốc và xúc tiến thương mại. Nhờ đó, sản phẩm OCOP không chỉ tăng khả năng cạnh tranh mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ, kể cả trong và ngoài nước.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên đã giúp người dân có thu nhập ổn định, tạo thêm việc làm tại chỗ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. OCOP không chỉ là giải pháp phát triển sản phẩm đặc trưng mà còn là động lực giúp Sơn La từng bước xây dựng thương hiệu nông sản vùng miền, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn. Đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Sơn La, cho biết: Trên cơ sở nghiên cứu, học tập kinh nghiệm thực hiện chương trình OCOP tại các địa phương trên toàn quốc, tỉnh đã triển khai, bám sát tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Việc phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Quảng bá các sản phẩm OCOP, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 12 điểm giới thiệu các sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố và đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới các tỉnh Quảng Ninh, Đà Nẵng ký kết biên bản ghi nhớ, thiết lập mối quan hệ hợp tác, thống nhất phát huy thế mạnh, nhằm tuyên truyền, quảng bá kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP đến với thị trường...Đồng thời, tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra phạm vi ngoài tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội chợ, tuần hàng tại các tỉnh, thành phố, tăng cơ hội giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp.

Qua đó, nhiều sản phẩm được hỗ trợ, thúc đẩy liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh ký kết các hợp đồng tiêu thụ. Chương trình OCOP đang khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương, thúc đẩy xây dựng thương hiệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo động lực phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Mô hình trồng mận VietGAP mang lại thu nhập ổn định cho người dân Sơn La. (Ảnh: MT). 

Theo chia sẻ của đại diện Hợp tác xã (HTX) kinh doanh mận tại bản địa Noọng Piêu, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, áp dụng trình sản xuất VietGAP, hữu cơ từ năm 2019. Đến nay, sản phẩm nhận được sự đánh giá cao về chất lượng của các đối tác và khách hàng. HTX đã xây dựng sản phẩm OCOP gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Năm 2023, sản phẩm mận được công nhận đạt OCOP 4 sao. Hiện nay, HTX có 30,5 ha mận được cấp mã số vùng trồng, trong đó, 12 ha đang sản xuất theo hướng hữu cơ. Chứng nhận sản phẩm OCOP không chỉ là danh hiệu cho chất lượng sản phẩm, còn là tấm vé thông hành đưa sản phẩm của HTX có mặt tại những siêu thị lớn trong nước.

Hay tại xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, xác định OCOP là chương trình phát triển sản phẩm đặc trưng địa phương từ nguyên liệu và lao động tại chỗ. Tận dụng lợi thế có vùng nguyên liệu dong riềng, một số HTX đã chọn phát triển miến dong. Đại diện HTX, cho biết, tham gia OCOP, HTX được hỗ trợ cải tiến bao bì, quảng bá sản phẩm qua các hội chợ, tuần hàng thương mại.

Sau hơn 2 năm đạt chuẩn OCOP, 2 sản phẩm miến dong tươi và khô đã mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức tiêu thụ, giá trị sản phẩm tăng khoảng 20%. Năm 2024, doanh thu HTX đạt trên 800 triệu đồng.

Sau hơn 6 năm triển khai, toàn tỉnh  Sơn La có 204 sản phẩm OCOP, gồm 1 sản phẩm 5 sao, 62 sản phẩm 4 sao, 141 sản phẩm 3 sao. Từ năm 2023, việc đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP được thực hiện từ cấp xã, thay cho cấp huyện trước đây; sản phẩm 3 sao do cấp huyện công nhận thay vì tỉnh, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện cho địa phương chủ động lựa chọn sản phẩm tiêu biểu.

Việc khai thác hiệu quả chương trình OCOP đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực cho kinh tế nông thôn tại Sơn La. Thông qua việc lựa chọn đúng lợi thế địa phương, chú trọng chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, các sản phẩm OCOP không chỉ nâng cao giá trị nông sản mà còn góp phần cải thiện sinh kế cho hàng nghìn hộ dân.

Nhiều địa phương đã hình thành được chuỗi sản xuất chế biến và tiêu thụ khép kín, giúp ổn định đầu ra và tăng thu nhập cho người sản xuất. Đây cũng là cơ sở để phát triển các mô hình kinh tế tập thể, doanh nghiệp nông nghiệp gắn với tiêu chuẩn chất lượng và thương hiệu.

Có thể khẳng định, chương trình OCOP không chỉ là bước đột phá trong phát triển sản phẩm đặc trưng mà còn là chìa khóa giúp Sơn La xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng cao.

 

 

Quỳnh Trâm

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline