Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Số lượng cá voi xám dọc theo bờ biển Bắc Mỹ suy giảm gần 40%

Thứ hai, 10/10/2022 20:10

TMO - Kết quả nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy, số lượng cá voi xám di cư dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ đã giảm mạnh gần 40% so với mức đỉnh năm 2016 và số lượng cá voi sinh sản ít nhất kỷ lục trong năm nay.

Báo cáo của NOAA cho biết, mức giảm 38% từ mức cao nhất năm 2016 là 27.000 con cá voi xuống 16.650 con trong năm nay. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Thủy sản Tây Nam của NOAA ở San Diego cho biết, mặc dù chưa được lý giải đầy đủ, sự sụt giảm số lượng trong quần thể cá voi xám có thể do nguyên nhân từ một số yếu tố, bao gồm những thay đổi về môi trường kéo theo các biến động trong nguồn thức ăn của cá voi, vốn chủ yếu là các loài giáp xác nhỏ và động vật không xương sống ở Bắc Cực.

David Weller, Giám đốc bộ phận rùa và động vật có vú biển của trung tâm, cho biết: Với sự suy giảm số lượng liên tục kể từ năm 2016, cần theo dõi chặt chẽ quần thể này để tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trên.  Sự gia tăng đột biến về số lượng cá voi xám mắc cạn được phát hiện dọc theo Bờ Tây Bắc Mỹ từ Mexico đến Alaska hai năm trước đã khiến NOAA phải ra tuyên bố đây là 1 "sự kiện tử vong bất thường" đối với quần thể này vào năm 2019, qua đó kích hoạt cơ chế giám sát chặt chẽ hơn về hiện tượng nêu trên.

Xác cá voi xám dạt vào bãi biển Limantour, phía bắc San Francisco, bang California, Mỹ, ngày 23/5/2019. (Ảnh: Reuters) 

NOAA cho biết, nhiều cá thể trong số khoảng 600 con cá voi được phát hiện đã chết và trôi dạt vào các bãi biển từ năm 2019 đến nay có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng, mặc dù một số con cũng chết vì các nguyên nhân khác, chẳng hạn như va chạm với tàu thuyền hoặc bị cá voi sát thủ tấn công.

Theo báo cáo của NOAA, việc kiểm đếm số lượng cá voi con gần đây nhất hồi tháng 5 vừa qua ước tính số lượng cá voi mới sinh trong năm nay chỉ vào khoảng 217 con, giảm mạnh so với 383 con hồi năm ngoái, và là con số thấp nhất kể từ khi việc kiểm đếm bắt đầu được tiến hành vào năm 1994. 

Cá voi xám, một trong những loài động vật lớn nhất trên Trái đất nặng tới 41 tấn và dài tới 49 feet (15 mét), được biết đến với cuộc di cư hàng năm dài 10.000 dặm (16.000 km) giữa các bãi kiếm ăn ở Bắc Cực và các bãi đẻ ở Baja Mexico.

Theo NOAA, số lượng cá voi xám ở phía đông Thái Bình Dương đã giảm mạnh trước đây, như vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 khi số lượng của chúng tương tự giảm khoảng 40% trước khi phục hồi lên một mức cao mới. Đánh bắt cá voi thương mại từng đẩy cá voi xám đến bờ vực tuyệt chủng, nhưng chúng đã phục hồi đủ để bị loại khỏi Danh sách các loài nguy cấp vào năm 1994.

 

 

Thu Thảo 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline