Hotline: 0941068156

Thứ hai, 31/03/2025 09:03

Tin nóng

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Thứ hai, 31/03/2025

Singapore nghiên cứu công nghệ ứng phó với sự cố tràn dầu

Thứ tư, 26/03/2025 12:03

TMO - Eo biển Singapore – tuyến hàng hải dài gần 70 dặm ngoài khơi phía Nam Singapore được xem là khu vực có nguy cơ cao xảy ra tràn dầu. Việc tìm ra những phương pháp xử lý hiệu quả, nhanh chóng là điều cấp thiết để bảo vệ môi trường.

Singapore đang nghiên cứu nhiều công nghệ xử lý dầu tiên tiến nhằm làm sạch môi trường biển sau sự cố tràn dầu gần đây, khiến nhiều bãi biển phải đóng cửa trong nhiều tháng.

Một trong những công nghệ nổi bật được giới thiệu là thiết bị bay không người lái trên mặt nước KOBOT-S. Đây là một loại robot ứng cứu đầu tiên khi xảy ra tràn dầu. KOBOT-S hoạt động bằng cách quay một xi-lanh nanofoam thấm hút, có thể tách dầu khỏi nước và thu gom tới 500 kg dầu mỗi giờ. Chiếc KOBOT-S dài gần 4,5 mét có thể hoạt động trong khoảng 3 giờ sau mỗi lần sạc và dễ dàng điều khiển.

Dầu loang tại bãi biển Tanjong. 

Một công cụ phổ biến khác trong việc làm sạch dầu tràn trên mặt nước là Current Buster.  Tuy nhiên, công nghệ này đòi hỏi nhiều nhân lực hơn vì cần hai tàu kéo để dẫn dầu loang khỏi mặt nước. Cơ quan quản lý cảng Singapore cũng đang thử nghiệm thiết bị laser của BKR Engineering, được cho là có khả năng làm bay hơi các chất ô nhiễm như dầu, gỉ sét và muội than. Công nghệ này được sử dụng để loại bỏ cặn dầu còn sót lại trên bề mặt sau khi đã rửa bằng nước áp lực cao.

Nhằm tăng cường khả năng phát hiện dầu tràn, Cơ quan quản lý cảng Singapore đang nghiên cứu công nghệ hình ảnh siêu phổ từ Trung tâm Công nghệ Hàng hải và Ngoài khơi Singapore. Công nghệ này sử dụng dải sóng rộng hơn so với ánh sáng khả kiến và cận hồng ngoại, giúp phân biệt dầu với nước ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu, lý tưởng để giám sát vào ban đêm.../.

 

Lê Hương 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline