Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 19:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Siết chặt quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

Thứ sáu, 25/11/2022 11:11

TMO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đang siết chặt hoạt động đấu giá, cấp phép, giám sát trách nhiệm của các đơn vị khai thác khoáng sản nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên này đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết, toàn tỉnh hiện có 81 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực phân bố ở 15 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, có 5 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (1 đá ốp lát, 1 cát trắng, 1 than đá, 1 vàng gốc, 1 đá vôi) và 76 Giấy phép do UBND tỉnh cấp (16 cát, 25 đá, 11 đất san lấp, 10 đất sét, 10 vàng gốc, 2 đá thạch anh tảng lăn, 1 than, 1 cát trắng).

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, mới đây UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục 31 dự án đầu tư khai thác khoáng sản đá, cát, đất sét làm vật liệu xây dựng thông thường và đất san lấp công trình tại các huyện: Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Duy Xuyên, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phú Ninh.

UBND tỉnh chỉ đạo việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các địa phương phải đảm bảo công khai, minh bạch, hạn chế thất thoát nguồn tài nguyên 

Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các địa phương này có trách nhiệm khẩn trương thực hiện hồ sơ, thủ tục tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản thuộc địa bàn mình quản lý theo ủy quyền của UBND tỉnh, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật hiện hành để lựa chọn các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm thực hiện, sớm đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ quy hoạch được duyệt và chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương này rà soát, xem xét các điểm mỏ phù hợp, đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo UBND tỉnh trước khi tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản kịp thời phục vụ nhu cầu vật liệu san lấp cho địa phương và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát các điểm mỏ khoáng sản đá, cát, đất sét làm vật liệu xây dựng thông thường và đất san lấp công trình trên địa bàn đã được phê duyệt quy hoạch trên địa bàn.

Đồng thời, chủ động khảo sát, xác định cụ thể vị trí tọa độ, diện tích, sơ bộ trữ lượng các điểm mỏ khoáng sản mới để lập thủ tục đề xuất điều chỉnh hoặc loại bỏ các điểm mỏ khoáng sản không còn phù hợp và bổ sung các điểm mỏ khoáng sản mới vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030; gửi Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành, liên quan kiểm tra tham mưu UBND tỉnh, trình cấp có thẩm quyền xem xét.

UBND tỉnh cho biết, thời gian qua, việc công bố giá vật liệu xây dựng đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, một số địa phương cũng chưa tích cực công bố hoặc chất lượng về mức giá vật liệu đề nghị công bố của địa phương chưa phù hợp với mặt bằng giá thị trường; trữ lượng còn lại tại một số mỏ vật liệu chưa đáp ứng nhu cầu của các dự án, công trình (trong có có các mỏ đất đắp tại huyện Quế Sơn) dẫn đến khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong công tác lập, quản lý chi phí xây dựng, ảnh hưởng tiến độ thực hiện và công tác giải ngân.

Trước một số hạn chế trên, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng thực hiện công bố giá vật liệu xây dựng theo quý; trường hợp cần thiết thì công bố giá vật liệu xây dựng theo tháng hoặc đột xuất đối với những loại vật liệu xây dựng có biến động để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Giá vật liệu xây dựng được công bố phải phù hợp với giá thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại, chứng nhận hợp quy theo quy định và phạm vi, khả năng cung ứng vật liệu trong kỳ công bố và tại thời điểm công bố.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương siết chặt hoạt động giám sát, kiểm tra tại các điểm khai thác được cấp phép  

Ngoài ra, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc cung cấp thông tin về pháp lý hoạt động khai thác khoáng sản; niêm yết công khai giá bán của các loại sản phẩm vật liệu xây dựng tại mỏ, thực hiện bán theo đúng giá niêm yết. UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp theo đúng quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn theo quy định.Nhất là tại một số địa phương đang diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản nhiều như Đại Lộc, Quế Sơn, Điện Bàn.Trường hợp vi phạm thì đề xuất đình chỉ hoạt động, không xem xét việc gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.

Cục Thuế tỉnh xây dựng, bổ sung vào kế hoạch thanh tra năm 2023 để tổ chức thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về kê khai thuế, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc mua, bán, xuất, nhập, vận chuyển khoáng sản đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm (nếu có).

 

 

 

Hải Long 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline