Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 08:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Sầu riêng Việt rộng đường xuất chính ngạch sang Trung Quốc

Thứ năm, 08/09/2022 11:09

TMO - Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa thông báo phê duyệt 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Theo thông tin từ Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng đạt các tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để được xuất khẩu quả sầu riêng tươi vào quốc gia này. 

Trong 51 mã số vùng trồng, Đắk Lắk có 23 mã số, Đồng Nai 7, Bình Phước 5, Tiền Giang 3, Bến Tre 2, Long An 2, Bình Thuận 2, Khánh Hòa 2, Kon Tum 2, Đồng Tháp 1, Lâm Đồng 1 và Tây Ninh 1 mã số. Với các cơ sở đóng gói: Tiền Giang có 10 mã số, Đắk Lắk 4, Bến Tre 3, Đồng Nai 3, Lâm Đồng 2, Đồng Tháp 1, Khánh Hòa 1, Hải Dương 1 mã số.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Phạm Hiếu 

Để tiến tới cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho sầu riêng Việt Nam, trước đó, từ ngày 12/8/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cử 25 cán bộ tiến hành kiểm tra trực tuyến 29 cơ sở đóng gói, 106 mã số vùng trồng sầu riêng, cơ sở đóng gói của Việt Nam để cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc.

Phía Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cũng bố trí 22 chuyên gia cùng đội ngũ phiên dịch để hỗ trợ ngôn ngữ cho các cơ sở đóng gói và vùng trồng sầu riêng trong suốt quá trình Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra. Đến ngày 3/9/2022, quá trình kiểm tra đánh giá trực tuyến các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đã kết thúc.

Danh sách các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói được Hải quan Trung Quốc công bố là kết quả của việc đánh giá toàn diện bởi các chuyên gia Trung Quốc, kết hợp kiểm tra video, xem xét tài liệu trong tổng số 126 mã số vùng trồng và 44 mã số cơ sở đóng gói do cơ quan chức năng Việt Nam đề xuất.

Sau khi xem xét, đánh giá, phía Trung Quốc cho rằng, các vườn sầu riêng và cơ sở đóng gói của Việt Nam về cơ bản có thể tiến hành trồng, sản xuất, chế biến theo đúng yêu cầu của Nghị định thư, việc kiểm dịch, giám sát đã được thực hiện tốt.

Đối với 50 vườn trồng và 11 cơ sở đóng gói chưa đáp ứng yêu cầu, phía Trung Quốc đề nghị Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp tài liệu xác minh sau khi hoàn thành việc rà soát, khắc phục để xem xét đánh giá thêm.

Đồng thời, phía Trung Quốc đã phát hiện các vấn đề sau trong quá trình kiểm tra. Điển hình như một số vườn trồng còn lẫn các loại cây khác ngoài sầu riêng như ngô, cà phê, ổi... và không có biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm chéo sâu bệnh giữa các loài khác nhau. Một số vườn cây ăn quả không thực hiện theo dõi dịch hại, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của quy trình. 

Nếu nhiều vườn không theo dõi ruồi đục quả, hoặc chỉ treo bảng vàng hoặc bẫy, hoặc sử dụng bẫy không đúng cách, hay chỉ sử dụng đèn bẫy thì khả năng xác định dịch hại của người quản lý vườn vẫn cần được tăng cường...

Một số nhà máy đóng gói không vệ sinh bụi và sinh vật gây hại khi cọ rửa bề mặt sầu riêng, nhận dạng, có thể gây ô nhiễm thứ cấp và việc giám sát dịch hại không được thực hiện. Đồng thời, một số vùng trồng và cơ sở đóng gói còn lơ là trong công tác phòng chống virus SARS-CoV-2 khi không có dụng cụ rửa tay. 

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường Trung Quốc đang được các địa phương ưu tiên triển khai  

Hiện nay, tổng sản lượng trái sầu riêng hàng năm của Việt Nam đạt khoảng 1,3 triệu tấn với diện tích trồng dao động từ 85.000-90.000 hecta, tập trung chủ yếu ở vùng Tiền Giang, Long An, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng…. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức sản xuất để rải vụ thu hoạch rất nhiều tháng trong năm. Các doanh nghiệp có thể lên kế hoạch để xuất khẩu sầu riêng ở mọi thời điểm sang Trung Quốc.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết hiện nay đã có 123 mã số vùng trồng và 57 cơ sở đóng gói sầu riêng đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, việc trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch tạo thêm dư địa tăng trưởng cho một ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, góp phần cải thiện thu nhập của hàng trăm ngàn bà con nông dân, nhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau 4 năm đàm phán, ngày 11/7 vừa qua Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay chưa có các vùng trồng sầu riêng trên quy mô lớn, chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Thống kê cho thấy, năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 821.600 tấn sầu riêng tươi với kim ngạch 4,205 tỷ USD, lần lượt tăng 42,7% và 82,4% so năm trước, trong đó phần lớn nhập khẩu từ Thái Lan.

 

 

Thùy Minh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline