Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 13:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Sâu đầu đen gây hại nhiều diện tích dừa tại Trà Vinh

Thứ sáu, 21/06/2024 13:06

TMO - Hiện diện tích vườn dừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị sâu đầu đen gây hại hơn 106 ha tại nhiều vườn dừa ở các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, thành phố Trà Vinh, tăng gần 10 ha so tháng 5/2024.

Tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 90.000 hộ trồng dừa trên tổng diện tích 27.380 ha với gần 7 triệu cây, đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, với sản lượng đạt khoảng 444 triệu quả/năm. Các địa phương trong tỉnh có diện tích vườn dừa nhiều như: huyện Càng Long, Tiểu Cần và Cầu Kè. Tuy nhiên, thời gian gần đây sâu đầu đen hại cây dừa có xu hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn để hỗ trợ nông dân phòng trị sâu đầu đen. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với các địa phương tập trung khoanh vùng, phun thuốc phòng trị đối với các vườn nhiễm nặng, thả ong ký sinh và phun thuốc sinh học đối vườn hữu cơ, ngăn chặn nguy cơ lây lan. Cùng với đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tổ chức 22 lớp tập huấn chuyển giao biện pháp quản lý sâu đầu đen hại dừa cho trên 800 nông dân thực hiện cách phòng trừ sâu đầu đen hạn chế thiệt hại và lây lan diện rộng. 

Hiện diện tích vườn dừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị sâu đầu đen gây hại hơn 106 ha (Ảnh minh họa). 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh cho biết, sâu đầu đen gây hại cây dừa rất nguy hiểm, có thể thiệt hại khoảng 80% năng suất, thậm chí gây chết cây. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân cần thường xuyên thăm vườn, nếu phát hiện tình trạng sâu đầu đen tấn công, tàu dừa cháy khô từ những lá già bên dưới, dần lên các lá bên trên và các tàu lá non trên ngọn, gây rụng trái, giảm năng suất cần nhanh chóng báo ngay với chính quyền địa phương để được hỗ trợ phun xịt kịp thời nhằm ngăn chặn sâu đầu đen lây lan diện rộng.

Để chủ động trong công tác phòng trừ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Hướng dẫn tạm thời số 96/HD-SNN về phòng trừ sâu đầu đen hại dừa, đồng thời chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện và UBND xã tăng cường công tác điều tra, phát hiện điểm gây hại mới, hỗ trợ nông dân trong phun thuốc phòng trừ theo hướng dẫn. Nhìn chung, các điểm được phun thuốc phòng trừ đều mang lại hiệu quả cao, hầu hết các vườn đều phục hồi và xanh trở lại.

Sâu đầu đen gây hại trên dừa có vòng đời 46 - 65 ngày, trải qua các giai đoạn: trứng, ấu trùng (sâu non), nhộng và bướm. Trong đó, thời gian của ấu trùng 30 - 48 ngày, đây là giai đoạn gây hại chủ yếu của sâu đầu đen trên dừa. Do thời gian gây hại của ấu trùng kéo dài nên sâu có sức ăn mạnh, chỉ cần 01 - 02 lứa sâu có thể gây hại nặng cho nhiều tàu dừa trên cây. Do đó, nông dân phải thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phòng trừ sớm.

Về triệu chứng gây hại: Sâu cạp biểu bì mặt dưới lá chét, thải phân và nhả tơ kết thành tổ giống như đường đi của tổ mối để trú ẩn, khi bị động chúng núp trong tổ hoặc nhả tơ xuống đất. Hiện nay, nông dân gặp khó khăn trong phát hiện sớm sự gây hại của sâu đầu đen, do cây dừa cao nếu nhìn từ xa nông dân dễ nhầm với triệu chứng của bọ cánh cứng. Ngoài gây hại trên lá, sâu đầu đen còn gây hại trên trái. Tuy nhiên, cần phân biệt triệu chứng của sâu đầu đen và bọ vòi voi gây hại trên trái.

Giải pháp phòng trị: Đối với phòng trừ bằng biện pháp hóa học, đề nghị nông dân lưu ý: Chọn một trong các loại thuốc trừ sâu theo hướng dẫn có một trong các hoạt chất như Spinetoram (Radiant 60SC liều lượng 25ml/bình 25 lít); Flubendiamide (Takumi 20 WG liều lượng 08g/bình 25 lít); Emamectin benzoate (Actimax 500WG 10g/25 lít...), đây là những loại thuốc đã được thử nghiệm và phòng trừ có hiệu quả.

Phun thuốc lúc trời ít gió, dùng máy phun áp suất cao phun ướt đều các tàu và cả buồng trái. Nên kiểm tra các cây ký chủ phụ như cau kiểng, thốt nốt, chuối, dừa nước, lộc vừng,... trong khu vực vườn dừa đang bị hại, nếu phát hiện sâu đầu đen nên phun thuốc phòng trừ ngay trên các loại cây này để tránh lây lan.

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline