Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/07/2025 04:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Thứ bảy, 19/07/2025

Sản lượng nông nghiệp thiệt hại trên 3.000 tỷ USD do thiên tai

Thứ hai, 16/10/2023 07:10

TMO - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết những thiên tai và thảm họa do con người gây ra đã gây thiệt hại 3.800 tỷ USD cho mùa màng và chăn nuôi.

Trong báo cáo mới đây, FAO cho biết lũ lụt, hạn hán, côn trùng phá hoại, bão, dịch bệnh và xung đột đã gây thiệt hại khoảng 123 tỷ USD mỗi năm về sản lượng lương thực trong khoảng thời gian từ năm 1991-2021, tương đương 5% tổng sản lượng lương thực hoặc lượng lương thực đủ để nuôi sống 500 triệu người mỗi năm. Đây là lần đầu tiên FAO đưa ra ước tính như trên, nhằm làm nổi bật mức thiệt hại do các thảm họa gây ra ở mức độ toàn cầu và đối với cá nhân.

Các thảm họa đã tăng gấp bốn lần kể từ những năm 1970, và tác động ngày càng lớn đến sản xuất lương thực. Theo số liệu của FAO, các thảm họa đang gia tăng cả về cường độ và tần suất, từ 100 thảm họa mỗi năm trong những năm 1970 lên khoảng 400 thảm họa mỗi năm trong 20 năm qua. FAO cho rằng lĩnh vực nông nghiệp trên toàn thế giới ngày càng có nguy cơ bị gián đoạn do nhiều mối đe dọa như lũ lụt, thiếu nước, hạn hán, sản lượng nông nghiệp và tài nguyên cá sụt giảm, tình trạng mất đa dạng sinh học và suy thoái môi trường.

Hạn hán đang thu hẹp sản lượng cây trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

Báo cáo của FAO xác định các yếu tố mang tính hệ thống gây ra nguy cơ thảm họa là biến đổi khí hậu, đại dịch, dịch bệnh và xung đột vũ trang. Thiệt hại sản lượng ngũ cốc trung bình hằng năm ước tính ở mức 69 triệu tấn, tương đương sản lượng hằng năm của Pháp. Thiệt hại rau quả khoảng 40 triệu tấn và thiệt hại thịt, cá, trứng khoảng 16 triệu tấn.

Ngoài ra, FAO lưu ý khoảng 23% thiệt hại do thiên tai và thảm họa xảy ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Các quốc gia nghèo hơn phải chịu thiệt hại nhiều nhất do các hiện tượng cực đoan xét về tỷ lệ phần trăm sản lượng nông nghiệp của những nước này, lên tới 10%.

Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, theo đó 45% tổng thiệt hại nông nghiệp là do thiên tai và thảm họa, với mức thiệt hại tương đương 4% sản lượng nông nghiệp. Sản lượng cây trồng tại các quốc gia vùng Sừng châu Phi giảm trung bình 15% do phải thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán

 

 

T. H

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline