Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 22:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Sản lượng khai thác thủy sản giảm do giá nhiên liệu tăng cao

Chủ nhật, 03/07/2022 10:07

TMO - Cả nước hiện có 91.716 tàu cá hoạt động trên các vùng biển, tuy nhiên giá dầu diesel 0.05S, loại nhiên liệu chính của tàu khai thác thủy sản, đã tăng 60,5% nên có 40 - 55% tàu cá đang nằm bờ, dừng hoạt động nhiều tháng nay. Điều này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng khai thác tại nhiều địa phương.

Việc tàu cá ngừng hoạt động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống và an sinh xã hội của cộng đồng ngư dân do ngừng sản xuất, không tìm được việc làm phù hợp trên bờ, không có thu nhập, tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2022 giữ mức tăng trưởng khá, tuy nhiên hoạt động khai thác biển giảm đáng kể.

Trong đó, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 4.196,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước (quý II/2022 đạt 2.333,3 nghìn tấn, tăng 2,9%), bao gồm: Cá đạt 3.044,4 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 520 nghìn tấn, tăng 9,4%; thủy sản khác đạt 632,4 nghìn tấn, tăng 1,2%.

Về khai thác, do tác động của giá xăng dầu tăng , chi phí đội biển lên quá lớn khiến số lượng tàu cá nằm bờ ngày càng nhiều dẫn đến sản lượng khai thác giảm. Trong 6 tháng đầu năm sản lượng khai thác đạt 1.929,1 nghìn tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.491,6 nghìn tấn, giảm 2,9%; tôm đạt 71,6 nghìn tấn, giảm 1,2%; thủy sản khác đạt 365,9 nghìn tấn, giảm 1,8%.

Giá nhiên liệu tăng cao, khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ thời gian dài, ảnh hưởng đến sản lượng khai thác biển tại nhiều địa phương. Ảnh: TN 

Tại Sóc Trăng, Sở NN&PTNT Sóc Trăng, trong 6 tháng đầu năm nay, cả số lượng tàu cập cảng cá Trần Đề và sản lượng khai thác biển đều giảm. Số tàu thuyền cập cảng là 9.512 lượt, giảm 10% so với cùng kỳ; trong đó, tàu khai thác xa bờ có 8.626 lượt tàu cập cảng. Hàng năm, sản lượng khai thác biển của tỉnh Sóc Trăng đạt trên 70.000 tấn, nhưng trong 6 tháng đầu năm nay sản lượng khai thác chỉ đạt 35.067 tấn do tàu cá nằm bờ.

Tại Quảng Trị, sản lượng thủy sản khai thác của ngư dân tỉnh Quảng Trị trong 6 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt trên 13.300 tấn, giảm đến hơn 8% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là do giá dầu diesel liên tục tăng cao kỷ lục khiến chi phí cho mỗi chuyến đi biển vượt quá khả năng của ngư dân. Do đó nhiều ngư dân đã phải để tàu cá công suất lớn nằm bờ.

Ngoài ra thời tiết có nhiều bất lợi cho việc đi biển; các luồng cá cơm, cá nục xuất hiện muộn hơn so với những năm trước. Ngư dân phải tuân thủ đánh bắt đúng vùng biển để thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Sản lượng thủy sản khai thác giảm, nhất là cá cơm, cá nục cũng khiến nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề làm nước mắm, cơ sở hấp cá phơi khô có nguy cơ bị thiếu.

Theo Ban Quản lý Cảng cá Định An (Trà Vinh) do giá nhiên liệu tăng cao, nhiều tàu khai thác biển nằm bờ nên sản lượng thủy sản thông qua cảng 4 tháng đầu năm giảm 40% so cùng kỳ năm ngoái. Tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng hơn 220 tàu công suất lớn, đánh bắt xa khơi; trong đó phần nhiều đang phải neo đậu nằm bờ, không ra khơi đánh bắt để chờ giá nhiên liệu dầu "hạ nhiệt".

Sản lượng khai thác biển tại nhiều địa phương giảm. Ảnh: Minh Hoàng 

Tại nhiều cửa biển lớn ở ĐBSCL như Khánh Hội, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc (Cà Mau); Gành Hào (Bạc Liêu)... hàng loạt tàu cá công suất lớn cũng nằm bờ. Tại cửa biển Gành Hào - nơi có hoạt động khai thác thủy hải sản sôi động nhất tỉnh Bạc Liêu, số tàu nằm bờ gần 50%. Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết tỉnh có khoảng 4.000 phương tiện đánh bắt xa bờ thì khoảng 50% nằm bờ và có xu hướng tăng.

Trước thực trạng trên, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có công văn gửi Bộ Công thương, Bộ Lao động - thương binh và xã hội về việc hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng do giá xăng, dầu tăng cao.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Bộ Công thương và Bộ Lao động - thương binh và xã hội xem xét, đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ thuyền viên làm việc trên tàu cá tạm ngừng hoạt động sản xuất do giá nhiên liệu tăng trong thời gian 6 tháng.

 

 

Vũ Liên 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline