Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 00:01
Thứ ba, 21/03/2023 11:03
TMO - Từ năm 2012, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lấy ngày 21/3 hằng năm là Ngày Quốc tế về Rừng, nhằm nâng cao ý thức về tầm quan trọng của các khu rừng. Chủ đề Ngày Quốc tế về Rừng năm 2023 là “Rừng và Sức khỏe".
Theo báo cáo mục tiêu rừng toàn cầu năm 2021 của Liên Hợp Quốc, rừng là nơi cư ngụ của 80% các loài sinh vật trên đất liên, 75% nguồn nước sạch mà con người có thể tiếp cận được trên thế giới đến từ các lưu vực có rừng. Khoảng 1/3 dân số thế giới, tương đương 2,4 tỷ người sử dụng gỗ và củi từ rừng làm năng lượng cho việc nấu nướng và sưởi ấm. Cũng có khoảng 40% nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới đến từ rừng, tương tự như các nguồn năng lượng mặt trời, thủy điện và nguồn năng lượng kết hợp khác.
Ngày Quốc tế về Rừng 21/3 năm nay có chủ đề “Rừng và Sức khỏe” nhằm nâng cao ý thức về tầm quan trọng của các khu rừng đối với sức khỏe.
Cũng theo báo cáo này, rừng còn có mối liên hệ trực tiếp với sức khỏe con người, rừng cung cấp nguồn thức ăn, cung cấp nguồn thuốc chữa bệnh từ thảo dược lên đến 80% ở các quốc gia đang phát triển và 25% tại các quốc gia phát triển. Rừng cũng cung ứng các sản phẩm là nguyên liệu cho các vật tư y tế. Thống kê cũng cho thấy, 75% bệnh truyền nhiễm từ động vật và thường xuất hiện khi rừng bị tàn phá. Ở trong rừng và gần rừng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, cải thiện trạng thái tâm lý và giúp cho con người thư giãn.
Ngày Quốc tế về Rừng 21/3 năm nay có chủ đề “Rừng và Sức khỏe” nhằm nâng cao ý thức về tầm quan trọng của các khu rừng đối với sức khỏe. Quản lý rừng bền vững và cách sử dụng tài nguyên rừng một cách hiệu quả là chìa khóa giúp ta chống lại biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu. Không những thế, theo Liên Hợp Quốc, rừng còn đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm sự nghèo đói và giúp đạt được các thành tựu trong Mục tiêu phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu khiến các đợt sóng nhiệt trở nên khắc nghiệt và thường xuyên hơn, từ đó làm gia tăng các vụ cháy rừng. Rừng là môi trường sống quan trọng của hàng triệu loài sinh vật và là lá chắn để chống lại biến đổi khí hậu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres từng nhiều lần thúc giục cộng đồng quốc tế rằng, đây chính là thời điểm để đưa ra những hành động thực tế và đáng tin cậy, chấm dứt các mô hình tiêu thụ và sản xuất không bền vững gây nguy hiểm cho rừng.
Thu Thảo
Bình luận