Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Rừng tràm Trà Sư - vẻ đẹp miền biên An Giang

Chủ nhật, 24/07/2022 07:07

TMO - Nằm trong vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng tây sông Hậu; là nơi sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. 

Rừng tràm Trà Sư được hình thành vào năm 1983, từ một vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để góp phần cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn. Rừng tràm Trà Sư rộng 845ha, nằm trên địa bàn 3 xã gồm: Vĩnh Trung, Văn Giáo của huyện Tịnh Biên và một phần giáp xã Ô Long Vỹ của huyện Châu Phú (An Giang).

Rừng tràm Trà Sư với những khoảng xanh bát ngát. Ảnh: Tuấn Nghĩa 

Mặt nước tại đây được bao phủ bởi bèo cám và bèo tai tượng, giống như một tấm thảm xanh khổng lồ. Những cánh rừng tràm bát ngát, rợp bóng khắp lối đi và hệ sinh thái động thực vật phong phú chính là điểm thu hút du khách khi đến với rừng tràm Trà Sư. 

Tại đài quan sát có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn bộ không gian của rừng tràm Trà Sư 

Rừng tràm Trà Sư có một đài quan sát cao 30m, mà khi đứng từ đài này, du khách có thể quan sát toàn cảnh bằng kính viễn vọng (tầm nhìn xa 25km), với bức tranh rừng tràm rộng mênh mông, bất tận. Quanh khu vực rừng tràm, thấp thoáng xa xa còn có khá nhiều ngôi làng của đồng bào Khmer và người Kinh cùng sinh sống, nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc như dệt lụa Khmer siêu, thổ cẩm, làng nuôi ong mật, khu tinh cất tinh dầu tràm…

 "Cây cầu tre trong rừng tràm dài nhất Việt Nam" là điểm nhấn độc đáo tại không gian rừng tràm 

Ngoài sự hiện diện của trên 70 loài chim, cò, trong đó có 2 loài có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” là cò lạo Ấn Độ (Giang Sen) và cò cổ rắn (Điêng Điểng), nơi đây còn là nơi cư trú của 22 loài bò sát, 11 loài thú, 23 loài thủy sản và 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có gần 80 loài dược liệu.

Với không gian bạt ngàn màu xanh của tràm cùng với bức tranh muôn màu muôn vẻ của hệ thống thực, động vật..., rừng tràm Trà Sư không chỉ là điểm đến khó thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước đặt chân đến An Giang, mà còn được nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá là kho tàng hệ sinh thái đa dạng và phong phú tầm cỡ thế giới. Rừng tràm còn là điểm đến lý tưởng cho các nhà lâm học, thủy sản học, môi trường - sinh thái học... 

 Trên những con thuyền xuôi dòng khám phá nét độc đáo, không gian thiên nhiên ấn tượng tại rừng tràm 

Theo con nước nổi hàng năm, rừng tràm Trà Sư ngày nay ngoài vẻ đẹp xanh mướt còn mang theo nhiều nguồn lợi trù phú, trở thành một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch tại tỉnh An Giang. Dự kiến, trong năm 2022-2023, tỉnh An Giang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giai đoạn từ 2024 bắt đầu thực hiện các hoạt động du lịch tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư.

 

 

Vân Trang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline