Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Rừng bần chua nơi cù lao Bắc Phước

Thứ hai, 05/09/2022 00:09

TMO Rừng bần chua ở cù lao Bắc Phước (tỉnh Quảng Trị) không chỉ đóng vai trò như lá chắn cản gió, ngăn sóng mà còn là nơi trú ngụ an toàn cho các loài chim trời. 

Cách cửa biển Cửa Việt khoảng 4km, rừng bần chua cù lao Bắc Phước thuộc xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, bốn bề được bao lấy bởi dòng sông Hiếu và Thạch Hãn. Khu vực này ghi nhận nguồn thủy hải sản nước lợ phong phú, đa dạng.

Trước kia, cù lao Bắc Phước được biết đến là ốc đảo biệt lập với khí hậu khắc nghiệt. Trong đó, mùa nắng hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt. Rồi khi mùa mưa đến, lũ từ thượng nguồn dồn dập đổ về kết hợp với sóng biển, triều cường dâng cao khiến cù lao chao đảo trong biển nước. 

Khu rừng bần chua chạy dọc theo bờ sông Thạch Hãn, thuộc xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong. Ảnh: Hữu Tiến 

Cuộc sống của người dân nơi đây dần ổn định kể từ khi tuyến đê biển dài khoảng 7,8 km bao quanh thôn được đầu tư, xây dựng. Tuyến đê kiên cố này rộng 5 m, được xây dựng trên nền đê cũ của người dân Bắc Phước bao đời đào đắp thủ công. Để giữ tuyến đê, vào năm 2009, được sự hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cấp và bảo vệ đê điều của Trung ương, khu rừng ngập mặn được tạo nên từ cây bần chua ở đây hình thành. Đến nay, diện tích rừng bần chua đã được mở rộng hơn 40 ha và đang sinh trưởng, phát triển tốt. 

Theo thời gian, cây bần chua ở cù lao Bắc Phước được người dân địa phương ví như “bức tường xanh” chắn sóng, ngăn mặn và chống sạt lở cho tuyến đê biển. Rừng bần chua Bắc Phước còn tạo cảnh quan đẹp, góp phần điều hòa, cân bằng môi trường sinh thái, ổn định đời sống của hơn 340 hộ dân với gần 1.500 nhân khẩu.

Nhiều năm nay cò trắng đã về trú ngụ tại cánh rừng bần chua. Ảnh: HT 

Người dân địa phương cho biết, trước đây khu vực này rất hiếm chim trời. Tuy nhiên, kể từ khi rừng bần chua hình thành, chim trời kéo về trú ngụ rất đông. Nhiều loài chim còn ở lại làm tổ, đẻ con nên số lượng ngày càng tăng. Hiện nay, rừng bần chua Bắc Phước có hàng nghìn con chim trú ngụ ổn định. Vào mùa mưa bão, số lượng chim di cư đến đây lên đến hàng chục nghìn con. Chúng đậu trắng rừng bần chua, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trong Sách đỏ.

 

 

Tiến Nam 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline