Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Rà soát định kỳ, thường xuyên các dự án có sử dụng đất chậm triển khai

Thứ năm, 11/08/2022 22:08

TMO - Hà Nội hiện có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai với diện tích hơn 5.000 ha. Lãnh đạo thành phố đã triển khai các giải pháp xử lý tình trạng dự án "treo" vi phạm Luật Đất đai, tuy nhiên kết quả xử lý vẫn rất chậm, ảnh hưởng đến nguồn lực đất đai, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Theo Sở TN&MT, trong quý II/2022 và tháng 7/2022, Tổ công tác liên ngành thành phố đã tổ chức làm việc với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án. Theo đó, đối với 135 dự án chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở tiếp tục báo cáo UBND thành phố chẩm dứt hoạt động dự án theo quy định đối với 7 dự án.

Kết quả xử lý đến nay, có 68 dự án đã xử lý xong. Trong đó, 11 dự án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND thành phố; 45 dự án, tiếp tục báo cáo UBND thành phố chấm dứt hoạt động dự án theo quy định.

Có 67 dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, và soát, đề xuất xử lý. Trong đó, 14 dự án đã báo cáo đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật; 11 dự án mới có văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án, văn bản lựa chọn chủ đầu tư nhưng chưa có dự án được chấp thuận, chưa được giao đất, cho thuê đất, chưa triển khai thực hiện; đang kiểm tra, xem xét chấm dứt hiệu lực văn bản chấp thuận theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đối với 42 dự án còn lại (trong đó có một số dự án thuộc đối tượng rà soát của Tổ công tác rà soát các dự án khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình trước đây) đang tiếp tục rà soát, phân loại để báo cáo đề xuất. 

UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành tiến hành rà soát định kỳ, thường xuyên các dự án có sử dụng đất chậm triển khai. Ảnh: Hạ Vũ 

Đối với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hiện thành phố đã xử lý xong 213 dự án; trong đó, có 105 dự án sau thanh kiểm tra, chủ đầu tư chủ động khắc phục các tồn tại, đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai; 37 dự án với tổng diện tích 1.878,7 ha đất  kiến nghị trình UBND thành phố Hà Nội thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động; 71 dự án được quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng chủ đầu tư рhải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn khoảng 371,115 tỷ đồng.

Đối với 191 dự án còn lại, Tổ công tác liên ngành thành phố đã tổ chức làm việc trực tiếp với từng quận, huyện, thị xã để phân loại thành 9 nhóm dự án và phân công các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã khẩn trương thực hiện.

Đối với 173 dự án đang được UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đề xuất xử lý, tổ công tác liên ngành thành phố đã làm việc trực tiếp với UBND các quận, huyện, thị xã để rà soát cụ thể từng dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật theo giai đoạn. Đối với 173 dự án này, Sở TN&MT đã có kết quả phân loại và phân công thực hiện xử lý theo 7 nhóm cụ thể.

Như vậy, trên địa bàn Hà Nội có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha. Trước thực trạng này, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những kết quả cụ thể, phương án xử lý của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND thành phố. Đồng thời, thành phố kiên quyết xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chậm thực hiện nhiệm vụ được giao.

UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối khi dự án đã được nhà nước giao đất và Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đối với dự án chưa được Nhà nước giao đất… Đồng thời, cần thực hiện theo nguyên tắc là dự án lớn làm trước, nhỏ làm sau. Nguyên tắc tối thượng là chấp hành các quy định của pháp luật, cụ thể là chấp hành các quy định về gia hạn của Luật Đất đai và Luật Đầu tư. 

Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Giám đốc các Sở, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã cử cán bộ có năng lực, trách nhiệm tham gia Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành và chịu trách nhiệm cập nhật, cung cấp đầy đủ thông tin, thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, bố trí đủ lực lượng, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ đầu mối giải quyết, rõ kết quả thực hiện. Qua đó đẩy nhanh tiến độ xử lý, tập trung thực hiện nghiêm túc các nội dung để đảm bảo kết quả, xử lý dứt điểm, tổng hợp báo cáo kết quả theo tháng, quý và lũy kế báo cáo chung kết quả trong quý IV/2022.

 

 

Thanh Hải

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline