Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 11:11
Thứ bảy, 05/02/2022 22:02
TMO - Năm mới 2022 dự báo sẽ là năm có nhiều đột phá tích cực trong việc mở rộng vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.
Tỉnh Kon Tum là quê hương của cây sâm quý Ngọc Linh với giá trị dược lý và kinh tế rất cao. Đến cuối năm 2021 tổng diện tích cây sâm Ngọc Linh của tỉnh đạt gần 1.160ha. Với quyết tâm sớm phát triển cây sâm Ngọc Linh nói riêng và các loại cây dược liệu nói chung thành ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực, tỉnh Kon Tum đang có những bước đi cụ thể với nhiều giải pháp để phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến. Năm mới 2022 dự báo sẽ là năm có nhiều đột phá tích cực trong việc mở rộng vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.
Những ngày đầu năm 2022, dưới các cánh rừng nguyên sinh trên độ cao khoảng 1.800m so với mặt nước biển, nhiều người dân xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum vẫn cần mẫn với việc gieo trồng cây Quốc bảo sâm Ngọc Linh. Hiện tại, mỗi cây sâm giống có giá trên 300.000 đồng và mỗi hạt sâm là hơn 100.000 đồng. 10 năm sau chỉ cần cây sâm đạt trọng lượng 100gram gồm cả lá tươi, người dân bán được khoảng 26 triệu đồng.
Đến hết năm 2021 tỉnh Kon Tum đã phát triển được gần 1.160 ha sâm Ngọc Linh.
Theo người dân trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, cây sâm Ngọc Linh cho bà con nguồn thu nhập rất cao. Nhà nào trong làng cũng mong muốn trồng được cây sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế gia đình. Cây sâm cho bà con ấm no, con cái được học hành đầy đủ. Để trồng được sâm bà con tự trao đổi hạt, cây sâm với nhau phát triển diện tích riêng của mình và liên kết với công ty cùng trồng sâm.
Diện tích sâm trồng hoàn toàn dưới tán rừng tự nhiên trên núi Ngọc Linh, tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây của huyện Tu Mơ Rông. Với diện tích sâm Ngọc Linh hiện có, giá trị kinh tế mang lại cho doanh nghiệp và người trồng sâm ở Kon Tum rất lớn. Tuy nhiên diện tích này là chưa đủ để sâm Ngọc Linh thành một ngành kinh tế, thành sản phẩm chủ lực của tỉnh và vững vàng với vị thế sản phẩm quốc gia.
Diện tích sâm trồng hoàn toàn dưới tán rừng tự nhiên trên núi Ngọc Linh
Nhằm tạo dựng vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh phục vụ cho công nghiệp chế biến, ngay từ những ngày đầu năm mới 2022 đã có những tín hiệu tích cực tạo bước đột phá trong việc mở rộng diện tích cây sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.
Năm 2022, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu trồng mới 500ha sâm Ngọc Linh, trong đó huyện Đăk Glei 10ha và huyện Tu Mơ Rông 490ha. Với sự chủ động cả về nguồn giống và nguồn vốn, sự sẵn sàng tâm thế của cả người dân và doanh nghiệp, Kon Tum tự tin đạt mục tiêu này. Chính quyền, doanh nghiệp và người dân Kon Tum đang kỳ vọng sẽ tạo được bước đột phá trong việc mở rộng diện tích vườn sâm Ngọc Linh, hướng gần tới mục tiêu phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh – cây Quốc bảo của Việt Nam.
Ngọc Linh
Bình luận