Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/04/2025 07:04

Tin nóng

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 13/04/2025

Quyết liệt bảo vệ môi trường trên các sông, kênh rạch

Thứ năm, 10/04/2025 06:04

TMO - Báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM về chất lượng môi trường nước, trong đó hệ thống kênh rạch nội thành đang ở mức kém đến ô nhiễm rất nặng. Trước tình trạng trên, ngành chức năng TP. HCM đã có báo cáo về việc tổ chức thu gom, vớt rác trên các tuyến kênh, sông, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị.

Hiện nay, công tác xử lý ô nhiễm, trả lại môi trường sống quanh các dòng kênh là vấn đề bức thiết đòi hỏi TP. HCM phải gấp rút thực hiện. Trước hiện trạng các con kênh ô nhiễm quá nặng, chính quyền thành phố cần nhanh chóng, quyết liệt cải tạo, xây dựng các chế tài đủ mạnh để người dân không còn phải sống với rác và nước thải như hàng bao năm qua.

Đơn cử, rạch Xuyên Tâm nối kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Q.Bình Thạnh) với sông Vàm Thuật (Q.Gò Vấp) là một ví dụ. Con rạch này dài hơn 6km, là đường tiêu thoát nước thải chủ đạo cho khu vực Q.Bình Thạnh (với khoảng 40.000 m3/ngày chưa qua xử lý), do đó khiến con rạch này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Gần 2.000 hộ dân đang sinh sống bên con rạch này phải luôn trong cảnh ăn, ngủ trên rác và nước thải. Khu vực bị ô nhiễm nặng nhất là đoạn qua đường Bùi Hữu Nghĩa và đường Nguyễn Xuân Ôn (P15, Q.Bình Thạnh).

Bên cạnh đó, Kênh 19-5 (chảy qua các quận: Bình Tân, Tân Phú và Tân Bình) cũng được xem là một trong những tuyến kênh có mức độ ô nhiễm nặng nhất ở TP hiện nay. Theo cơ quan chức năng, con kênh này bị ô nhiễm phần lớn là do người dân vứt rác bừa bãi xuống kênh. Mặc dù chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp như tuyên truyền vận động không xả rác, ra quân xử lý buôn bán lấn chiếm lòng lề đường ven kênh, lắp camera quan sát... nhưng tình trạng vẫn không chuyển biến.

Không chỉ có rạch Xuyên Tâm và Kênh 19-5, trên địa bàn TP. HCM còn nhiều hệ thống kênh rạch khác cũng trong tình trạng ô nhiễm tương tự. Trước thực tế trên, Sở Giao thông công chánh (GTCC) TP. HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP. HCM về tình hình công tác thực hiện dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh rạch.

Rạch Xuyên Tâm là một trong số những con rạch ô nhiễm nặng tại TP. HCM. 

Hoạt động này nhằm tổ chức chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường và phục vụ người dân trong dịp lễ lớn sắp tới, cũng như bảo đảm hoạt động giao thông thủy trên tuyến, vệ sinh môi trường, tiêu thoát nước, phát triển du lịch cho toàn địa bàn TP. Theo đó, Sở GTCC TP đề xuất việc thực hiện dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh rạch địa bàn TP bắt đầu từ ngày 01/4 đến 30/6/2025, nhằm kịp thời xử lý môi trường, cải tạo cảnh quan... phục vụ người dân và du khách trong dịp lễ Kỷ niệm 50 năm giải phóng đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày Quốc tế lao động 01/5.

Đồng thời, đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trương cho phép Trung tâm Quản lý đường thủy tiếp tục thực hiện dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên tuyến kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, rạch Bến Nghé và rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè theo thời gian dự kiến như trên. Nói về chủ trương áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và thực hiện thí điểm trong công tác vớt, thu gom chất thải rắn trên tuyến sông Vàm Thuật - Trường Đai - Tham Lương và đoạn sông Sài Gòn (đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến cầu Sài Gòn), Sở GTCC nhấn mạnh, từ năm 2013, TP đã triển khai thí điểm công tác vớt rác, rong cỏ, lục bình trên kênh Đôi, kênh Tẻ, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hũ và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Từ đó đến nay, công tác vớt rác, rong cỏ, lục bình đã góp phần giảm thiểu lượng rác trên các tuyến sông, hạn chế phát sinh ruồi muỗi, mùi hôi do ô nhiễm, từng bước cải thiện môi trường khu vực, tạo môi trường sống trong lành. Cụ thể, đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến cầu Sài Gòn, khối lượng chất thải rắn được vớt từ ngày 22/8/2023 đến 20/12/2023 là 1.369 tấn; góp phần làm sạch dòng sông Sài Gòn, duy trì, bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực phạm vi công trình cũng như phạm vi khu vực bến Bạch Đằng.

Hiện tại bờ sông Sài Gòn (khu vực bến Bạch Đằng) đã chỉnh trang, xây dựng công viên ven sông, đường đi bộ dọc sông từ Cột cờ Thủ Ngữ đến cầu Ba Son đã thu hút nhiều khách tham quan, chụp hình cũng như sử dụng các tiện ích trong khu vực. Tuy nhiên, công tác vớt rác trên sông trong thời gian qua còn một số hạn chế nhất định như: vướng mắc về cơ chế hoạt động, phương tiện thiết bị vớt rác còn thô sơ, sử dụng nhiều lao động thủ công, hiệu quả và năng suất chưa cao.

Do đó, cần tiếp tục tiếp tục áp dụng thí điểm công tác vớt, thu gom chất thải rắn theo công nghệ mới trên tuyến sông Sài Gòn (đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến cầu Sài Gòn). Bởi nếu để tình trạng rác tồn đọng, gây ô nhiễm môi trường trên các tuyến sông, kênh rạch sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, môi trường và giao thông đường thủy trong khu vực. Sở GTCC cũng đề xuất UBND TP sớm ban hành định mức, phương án giá tối đa để triển khai áp dụng việc thực hiện dịch vụ vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh rạch một cách rộng rãi.

TP. HCM đề xuất kế hoạch thu gom, vớt rác trên các tuyến kênh, sông nhằm bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị phục vụ các dịp lễ lớn. 

Theo đó, TP tiến hành phương án vớt, thu gom chất thải rắn tại khu vực trung tâm TP, cụ thể là tuyến sông Sài Gòn: đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến cầu Sài Gòn có chiều dài 6.200m; đoạn từ ngã ba rạch Bến Nghé đến ngã ba kênh Tẻ có chiều dài khoảng 2.000m với diện tích vớt, thu gom chất thải rắn: 687.310m2/ngày vớt. Tần suất thực hiện: 2 ngày/lần (số lần vớt dự kiến 45 lần) với các thiết bị như: tàu vớt rác bằng băng tải; tàu vớt rát bằng gàu xúc, tàu kéo, sà lan, máy đào gàu ngoạm.

Thời gian thực hiện khoảng 3 tháng (từ ngày 01/4/2025 đến 30/6/2025) và được thực hiện theo phương thức đặt hàng. Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên tuyến sông Sài Gòn (đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến cầu Sài Gòn) là hơn 3,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, kinh phí vận chuyển chất thải rắn từ bãi tập kết tạm đến khu vực xử lý tập trung của TP là gần 190 triệu đồng. Tất cả sẽ được trích từ kinh phí duy tu giao thông (duy tu đường thủy) năm 2025. Hiện Sở GTCC TP vẫn đang chờ UBND TP. HCM xem xét, chấp thuận việc tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP về triển khai thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh rạch đối với tuyến kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, rạch Bến Nghé và rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến ngày 30/6/2025.

Đồng thời, chấp thuận chủ trương cho triển khai thực hiện công tác vớt, thu gom chất thải rắn sử dụng công nghệ mới theo đề xuất trên đối với tuyến sông Sài Gòn (đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến cầu Sài Gòn).

Mặc dù công tác cải tạo kênh rạch ở TP. HCM nằm trong các dự án hạ tầng đô thị nhưng việc duy trì sự xanh, sạch cho môi trường nước kênh rạch lệ thuộc ý thức người dân. Để hạn chế ô nhiễm môi trường, trong thời gian qua, TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường sông, kênh rạch gắn với triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030 và Chỉ thị số 19 của Ban Thường vụ Thành ủy về Cuộc vận động người dân TP. HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường.

Việc duy trì kết quả đạt được và mở rộng diện tích các tuyến kênh sạch là một nhiệm vụ khó khăn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng với doanh nghiệp và người dân. Cùng với đó, các cấp chính quyền cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới, hiện đại vào quá trình xử lý nước thải và tăng cường công tác giám sát, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường tại các hệ thống kênh, rạch, sông trên địa bàn TP. HCM.

 

 

Quỳnh Chi

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline