Hotline: 0941068156

Thứ năm, 23/01/2025 02:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ năm, 23/01/2025

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

Thứ năm, 26/05/2022 22:05

TMO - Theo Dự thảo Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương liên quan, mục tiêu đến năm 2050, toàn quốc có 184 cảng cá đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2,983 triệu tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Những năm qua, hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đã từng bước phát triển cả về số lượng và quy mô, bước đầu đáp ứng được mục tiêu phát triển theo quy hoạch được duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế.

Đồng thời, giúp nghề cá Việt Nam có cơ hội thuận lợi thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam–Châu Âu (EVFTA); tạo dựng được vị thế quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản tăng kim ngạch xuất khẩu trong nền kinh tế Việt Nam.

Mục tiêu đến năm 2050  cả nước có 184 cảng cá. Ảnh: Minh Hoàng 

Đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 92/125 cảng cá đã được đầu tư, nâng cấp với tổng công suất khoảng 1,8 triệu tấn thủy sản qua cảng mỗi năm. Trong số này, có 68 cảng cá (3 cảng loại I, 54 cảng loại II và 11 cảng loại III) được công bố, các cảng cá còn lại đang trong quá trình xây dựng hoặc hiện tại chưa đủ điều kiện thực hiện việc công bố mở cảng theo quy định của Luật Thủy sản 2017.

Đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: Cả nước có 83/146 khu neo đậu tránh trú bão đã được đầu tư với tổng công suất neo đậu khoảng 51.670 tàu. Trong đó, có 71 khu neo đậu tránh trú bão tàu cá (55 khu neo đậu cấp tỉnh và 16 khu neo đậu cấp vùng) được công bố thuộc địa phận 27 tỉnh, thành phố ven biển, với sức chứa khoảng gần 47.900 tàu.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan để hoàn thiện về Dự thảo Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, Dự thảo Quy hoạch xác định cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng thủy sản, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược cần được đầu tư phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an sinh xã hội, gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Phát triển hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phải xuất phát từ nguồn lợi thủy sản, sản lượng thủy sản cho phép khai thác ở từng ngư trường; phù hợp với chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam…gắn với bảo vệ môi trường trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; đảm bảo hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Theo Dự thảo Quy hoạch đến năm 2030, toàn quốc có 176 cảng cá gồm 37 cảng cá loại I, 90 cảng cá loại II, 49 cảng cá loại III, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2.960.000 tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (gồm 30 khu cấp vùng, 130 khu cấp tỉnh), đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 90.600 tàu cá.

Hình thành xây dựng 05 cảng cá loại I là cảng cá động lực trong các Trung tâm nghề cá lớn gồm: cảng cá Bạch Đằng thuộc thành phố Hải Phòng; cảng cá Thọ Quang thuộc thành phố Đà Nẵng; cảng cá Bá Bạc thuộc tỉnh Khánh Hòa; cảng cá Gò Găng thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cảng cá Tắc Cậu thuộc tỉnh Kiên Giang.

Đến năm 2050, toàn quốc có 184 cảng cá gồm 37 cảng cá loại I, 98 cảng cá loại II, 49 cảng cá loại III, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2.983.000 tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (gồm 30 khu cấp vùng, 130 khu cấp tỉnh), đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 90.597 tàu cá.

Bộ NN&PTNT đang triển khai những giải pháp hướng đến mục tiêu 160 khu neo đậu tránh bão cho tàu cá vào năm 2050  

Tổng nhu cầu sử dụng đất và mặt nước theo quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030 khoảng 6.117 ha, bao gồm tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng 1.038 ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước khoảng 5.079 ha.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng thiết yếu của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2030 dự kiến là 60.370 tỷ đồng được huy động chủ yếu từ nguồn ngân sách để tạo sức lan tỏa và thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Dự kiến, riêng giai đoạn 2021 - 2025 là 31.650 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 là 28.720 tỷ đồng.

Dự thảo được triển khai nhằm mục tiêu phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

 

Hoàng Hà 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline