Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 17:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa 

Thứ sáu, 07/03/2025 14:03

TMO - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do cơ quan quản lý tài sản cùng cấp quản lý.

Chính phủ ban hành Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Trong đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và vùng đất, vùng nước (nếu có) gắn với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Theo Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm: Luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ như mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, khai thác giao thông đường thủy nội địa.

Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị thu hồi trong các trường hợp sau: Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý. Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích, cho mượn tài sản. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sau khi thu hồi được xử lý theo các hình thức sau: Điều chuyển. Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý.

(Ảnh minh họa). 

Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này): Cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

Hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị thu hồi tài sản: bản chính; Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan quản lý tài sản về việc thu hồi tài sản: bản chính; Danh mục tài sản đề nghị thu hồi theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: bản chính; Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định thu hồi tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thu hồi chưa phù hợp.

Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm: Tên cơ quan có tài sản thu hồi; tên cơ quan được giao thực hiện quyết định thu hồi; danh mục tài sản thu hồi (tên tài sản; địa chỉ; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (khối lượng, chiều dài,...); diện tích; nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có); tình trạng sử dụng của tài sản); lý do thu hồi; trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Căn cứ Quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao tổ chức thực hiện quyết định thu hồi tài sản thực hiện việc lập phương án xử lý tài sản thu hồi theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này để trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đó, tổ chức thực hiện xử lý tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

Trong thời gian chờ xử lý tài sản thu hồi, cơ quan có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm bảo quản, bảo vệ tài sản theo quy định. Cơ quan quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Nghị định này.

Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đối với trường hợp thu hồi theo đề nghị của cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác: Căn cứ đề nghị của cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định thu hồi tài sản theo thẩm quyền.

 

 

Lê Thúy 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline