Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 29/09/2024 02:09

Tin nóng

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 29/09/2024

Quy định mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng

Thứ tư, 25/09/2024 12:09

TMO - Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; Cộng đồng dân cư...là những đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó có quy định chi tiết về mức kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ sẽ được áp dụng từ ngày 15/7/2024.

Cụ thể, theo Điều 5 của Nghị định trên đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng gồm: (1) Ban quản lý rừng đặc dụng; (2) Ban quản lý rừng phòng hộ; (3) Cộng đồng dân cư; (4) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017. 

Trong đó, mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng cho những đối tượng nêu trên được quy định như sau: Đối tượng quy định tại (1) và (2) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.

Đối tượng quy định tại (3) và (4) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao. Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân nêu trên. Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng quy định tại (3) là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm. 

(Ảnh minh họa). 

Ban quản lý rừng đặc dụng thực hiện khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP; Chi phi tiền công cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp; thuê lao động bảo vệ rừng; Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bảo vệ rừng;

Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; trực ngoài giờ phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chi các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng; Hỗ trợ chi phí đi lại, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, hợp với cộng đồng dân cư để triển khai hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP; Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP và chi cho các nội dung sau: Thuê lao động bảo vệ rừng; chỉ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp; Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bảo vệ rừng;  

Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét, tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức ký quy ước, cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng; tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư, Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; trực ngoài giờ phỏng chảy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chỉ các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng;

Cộng đồng dân cư thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện khoản bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với các tổ chức khác thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

 

 

Hà Trang 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline