Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 09:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Quảng Trị: Tái canh cây cà phê đạt hiệu quả cao

Thứ hai, 31/03/2025 10:03

TMO - Những năm qua, để giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất cà phê, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã dẩy mạnh xây dựng mô hình tái canh cây cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa. 

Với lợi thế đất đỏ bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp nên cây cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa. Toàn huyện có gần 4.000 ha, chủ yếu là giống cà phê cartimor, bình quân mỗi năm toàn huyện đạt sản lượng trên 50.000 tấn quả tươi. Sản xuất cây cà phê giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ gia đình tại địa phương này. 

Tuy nhiên sau nhiều năm canh tác, sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn còn một số tồn tại: Sản xuất thiếu ổn định và bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu và thị trường tiêu thụ; Sản lượng và chất lượng cà phê thấp do diện tích cà phê già cỗi tăng cao, sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường, việc áp dụng kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch của người dân còn hạn chế nên sản phẩm có sức cạnh tranh thấp so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, dẫn đến hiệu quả sản xuất cà phê chưa cao.... 

Trước thực tế này, để giúp người trồng cà phê cải tạo chất lượng vườn cây, ổn định năng suất, sản lượng, UBND huyện Hướng Hóa đã thực hiện Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê chè theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, tính đến năm 2025, tập trung vào 10 xã, thị trấn trồng cây cà phê chủ lực trên địa bàn huyện gồm: Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Ba Tầng, Húc và thị trấn Khe Sanh với diện tích gần 2.000ha.

Vườm ươm cây giống cà phê chè Catimor đáp ứng nhu cầu tái canh cà phê trên địa bàn huyện. Ảnh: ĐP. 

Xác định giống là khâu quan trọng trong công tác tái canh cây cà phê, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, các xã, thị trấn liên quan tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền người dân sử dụng giống có nguồn gốc xuất xứ. Phối hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xây dựng và chứng nhận một vườn giống cây đầu dòng, một vườn ươm giống công nghệ cao bảo đảm chất lượng. Phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí nghiệm một số giống cà-phê chè có triển vọng trên địa bàn huyện”. Nhờ vậy, giống cà-phê tái canh chủ yếu cà-phê chè catimor, ngoài ra còn có cà-phê THA1. 

Thực hiện Đề án “Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê chè trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025”, những năm qua, diện tích trồng mới, tái canh đạt 150 - 200 ha/ năm. Đối với mô hình tái canh cây cà phê, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng 30 ha với các giống cà phê catimor mới và giống cà phê THA1 mới, với 12 hộ tham gia.

Được dự án hỗ trợ 100% giống và vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho trồng mới và chăm sóc năm thứ 2, các hộ tham gia mô hình tái canh cây cà phê đều trồng theo hướng hữu cơ, khuyến khích các hộ nông dân ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê sau khi chế biến, đã mang lại hiệu quả kép cho các hộ nông dân vừa giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra được nguồn phân hữu cơ tại chỗ giúp giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, vừa nâng cao chất lượng cà phê.

Thu hoạch cà phê tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Ảnh: LA. 

Anh Trần Xuân Lâm ở thôn Doa Cũ, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa có 2ha cà phê chè trồng cách đây hơn 20 năm nên đã thoái hóa, năng suất thấp. Năm 2020, được sự hỗ trợ từ dự án “Xây dựng mô hình tái canh cây cà phê chè tại Quảng Trị giai đoạn 2020-2022”, anh quyết định trồng lại mới vườn cà phê bằng giống THA1.

Đây là giống cà phê chè có năng suất cao và chống chịu tốt các loại sâu bệnh, sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Nhờ chăm sóc tốt nên khi thu hoạch, vườn cà phê tái canh của anh Lam đạt sản lượng khoảng 25 tấn quả tươi/ha, lợi nhuận sau khi trừ chi phí ước đạt khoảng 150 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so vườn càphê già cỗi trước đó... 

Để tiếp tục thực hiện tái canh cà phê theo chủ trương của tỉnh, huyện Hướng Hóa tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu quy trình tái canh cà phê đã ban hành để có những điều chỉnh phù hợp thực tiễn sản xuất. Bổ sung quy trình sản xuất an toàn, VietGAP, hữu cơ sinh thái, nông, lâm kết hợp phù hợp yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế... 

Tỉnh Quảng Trị hiện có gần 3.707ha cà phê trong đó có 3.434ha cho sản phẩm, năng suất ước đạt 13 tạ nhân/ha, sản lượng ước đạt hơn 4.464 tấn. Hầu hết các vườn cà phê tái canh từ Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 của Quảng Trị đến nay đều sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều vườn đã bắt đầu cho thu hoạch.

Đối với những vườn tái canh bằng phương pháp trồng mới, năng suất đạt 15 tấn quả tươi/ha, cao hơn các vườn cà phê già cỗi từ 1,2 - 1,5 lần. Đối với những vườn tái canh bằng phương pháp đốn đau, năng suất đạt 18 - 20 tấn/ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.000ha cà phê sản xuất có liên kết, chứng nhận, tập trung tại các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, thị trấn Khe Sanh… (huyện Hướng Hóa), 5ha cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn chuyển đổi hữu cơ, khoảng 20 - 30% diện tích cà phê sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ sinh học với diện tích khoảng 1.000ha.

Cà phê Hướng Hóa đã trở thành một đặc sản nổi bật của tỉnh Quảng Trị và được Bộ Nông nghiệp và Môi trường chọn là một trong tám tỉnh phát triển cà phê đặc sản theo Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Thương hiệu cà phê Khe Sanh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, giúp sản phẩm khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước Cà phê không chỉ mang lại giá trị xuất khẩu mà còn tạo ra việc làm, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số miền Tây Quảng Trị./.

 

Lê Kiên

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline