Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 17:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ ba, 13/05/2025

Quảng Trị quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao

Thứ ba, 13/05/2025 11:05

TMO - Tỉnh Quảng Trị quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 7.557,95 ha.

Những năm qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với các công ty sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trong và ngoài tỉnh tổ chức khảo nghiệm nhiều giống lúa mới như: TBR39, HĐ9, LP5, Hana167, TBR87, DT80, BT09... trên địa bàn các huyện ở vùng đồng bằng của tỉnh có điều kiện thuận lợi về đất đai và chủ động nguồn nước tưới tiêu.

Qua đánh giá kết quả nhiều vụ khảo nghiệm cho thấy có nhiều giống triển vọng, có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp để tổ chức sản xuất 2 vụ trên địa bàn tỉnh, ít nhiễm hoặc nhiễm nhẹ sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu bất thuận, ít bị đổ ngã, có năng suất cao từ 60-70 tạ/ha/vụ, chất lượng tốt phù hợp sản xuất trên địa bàn tỉnh như: HĐ9, HG12, ADI28, VNR10, LP5, DT80...

Các giống đã qua 3 vụ khảo nghiệm có thể thay thế dần các giống lúa cũ đã thoái hóa, năng suất, chất lượng thấp nhiễm sâu bệnh trên địa bàn. Vụ đông xuân năm 2023 - 2024, từ kết luận kết quả khảo nghiệm thực tế trên đồng ruộng qua mấy vụ liên tiếp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã chọn 4 giống lúa mới có triển vọng để đưa vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh gồm: VRN10, LP5, HG12, DT80 với những đặc tính nổi trội.

Tỉnh Quảng Trị quy hoạch vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 7.557,95 ha.

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 7.557,95 ha, trong đó: huyện Hải Lăng 2.483,6 ha; Triệu Phong 1.587,24 ha; Gio Linh 1.636,4 ha; Vĩnh Linh 1.511,6 ha; Cam Lộ 210 ha; TP. Đông Hà 81,11 ha và thị xã Quảng Trị 48 ha.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định. Hằng năm, phối hợp với các địa phương rà soát, đề xuất UBND tỉnh xem xét phê duyệt bổ sung, điều chỉnh vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu, kết quả rà soát đề xuất vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao của tỉnh. UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quản lý, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn.

Định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao trên địa bàn. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 15/12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định phân bổ hơn 36,7 tỉ đồng bố trí cho các địa phương thực hiện hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa năm 2025, cụ thể: TP. Đông Hà hơn 1,38 tỉ đồng; thị xã Quảng Trị hơn 375 triệu đồng; các huyện: Vĩnh Linh hơn 5,6 tỉ đồng, Hướng Hoá gần 1,2 tỉ đồng, Gio Linh hơn 6,8 tỉ đồng, Đakrông hơn 1,35 tỉ đồng, Cam Lộ hơn 2,4 tỉ đồng, Triệu Phong hơn 7,7 tỉ đồng và Hải Lăng hơn 9,7 tỉ đồng. 

Trước đó, ngày 4/4/2025, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 20/2025/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó, phạm vi hỗ trợ là các địa phương sản xuất lúa đối với đất chuyên trồng lúa; đất trồng lúa còn lại (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa) và đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền giao, thuê hoặc cấp đất trồng lúa sản xuất ổn định, trực tiếp tham gia sản xuất. Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 5 năm/lần; xây dựng các mô hình điểm trình diễn về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa (giống mới, quy trình sản xuất, công nghệ mới) làm cơ sở chuyển giao cho các địa phương triển khai nhân rộng và hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ.

Trong đó, định mức hỗ trợ sử dụng 90% kinh phí trung ương hỗ trợ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 112/2024/NĐ-CP hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện bảo vệ đất trồng lúa theo định mức 1,35 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa; 675 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa) và hỗ trợ thêm 1,35 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Sử dụng 10% kinh phí trung ương hỗ trợ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 112/2024/NĐ-CP và nguồn thu từ nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 112/2024/NĐ-CP để bố trí cho các cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ.../.

 

 

Hồng Thắm 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline