Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 15:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Quảng Ngãi khuyến cáo người dân không trồng cau ồ ạt

Thứ hai, 14/10/2024 08:10

TMO - Mặc dù giá bán cau tươi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang tăng cao, tuy nhiên với yếu tố thị trường còn nhiều bấp bênh, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh khuyến cáo người dân không nên phá vỡ cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch cau và giá cau cao, các thương lái tìm đến tận vườn để thu mua. Chưa có năm nào giá cau ở mức cao và kéo dài trong thời gian kỷ lục như năm nay. Tình trạng trên đã tạo nên "cơn sốt" tại nhiều địa phương của Quảng Ngãi.

Trước đó, tháng 6/2024, cau tươi ở Quảng Ngãi dao động từ 45.000 đồng/kg (cả cuống lẫn quả), rồi tăng dần lên trên 60.000 đồng. Đến tháng 10, giá cau chạm mốc 80.000 đồng/kg, thậm chí tăng lên gần 85.000 đồng/kg, sau đó giảm nhẹ nhưng ở vẫn mức trên 75.000 đồng/kg.  

Ông Lê Văn Ba, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành có hàng trăm cây đang cho thu hoạch. Theo ông Ba, mỗi đợt gia đình ông thu hoạch được khoảng 300 kg cau và thu hoạch cách nhau khoảng 3 - 4 tuần lễ. Với giá hiện tại khoảng 78.000 đồng/kg, ông đã thu về hàng chục triệu đồng. 

Còn theo bà Lê Thị Liên, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây trồng 3.000 cây cau quanh vườn nhà. Trong đó, 200 cây cho thu hoạch từ tháng 8-12. Hiện giá bán cau tại vườn này từ 80-82.000 đồng/kg cau cành tươi. Với mức giá này, gia đình bà dự kiến thu về hơn 250 triệu đồng. Hiện thương lái đến tận các nhà vườn có cau để mua liên tục.

Hiện giá bán cau tươi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang tăng cao. 

Cau tươi sau khi được thu mua ở các nhà vườn sẽ được thương lái đem bán lại cho các chủ vựa để sơ chế, sấy thành cau khô, xuất sang thị trường nước ngoài; trong đó, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. 

Một chủ vựa thu mua tại xã Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành) cho hay, năm 2023, thị trường cau biến động, đầu mùa giá dao động khoảng 20.000 đồng/kg, nhưng đến chính vụ lại rớt giá thê thảm. Bước vào vụ cau năm 2024, phía Trung Quốc thu mua số lượng lớn và tăng giá liên tục nên giá cau tươi vì thế cũng tăng. Tuy nhiên, do chỉ phụ thuộc vào thị trường tỷ dân này nên chủ cơ sở nói trên không dám chắc giá cau cuối vụ hoặc năm sau có giữ ở mức cao như vậy hay không.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây cau mang lại, thời gian gần đây, nhiều hộ dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đầu tư kinh phí mua giống, thậm chí lên núi thuê đất để trồng cau. Gia đình anh Phạm Văn Trực (huyện Nghĩa Hành) đang có vườn cau hơn 300 cây, trong đó có 50 cây đang cho thu hoạch, còn lại mới trồng được 2 năm. Thấy cây cau có tiềm năng nên anh vừa trồng mới thêm hơn 100 cây cau con và đang đặt 100 cây giống nữa.

Chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh khuyến cáo người dân không nên phá vỡ cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau.

Những năm gần đây, diện tích trồng cau ở huyện Nghĩa Hành tăng khá nhanh, bởi giống cây này dễ trồng, lại ít công chăm bón. Theo thống kê, toàn huyện hiện có hơn 700 ha cau, tăng 4% so với năm 2023. UBND huyện Nghĩa Hành cho biết,  do giá cau liên tục tăng cao trong thời gian qua, nên đã xuất hiện tình trạng một số người dân tại địa phương tự phát chuyển đổi từ các cây trồng khác sang cây cau. Đặc biệt, có một số hộ trồng cau trên diện tích đất trồng cây hàng năm. 

Trước thực trạng diện tích cau tăng nhanh và không phù hợp với định hướng của huyện là tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển vùng chuyên canh ây ăn quả, nhất là những cây đã đạt chứng nhận OCOP. Do đó, UBND huyện đã giao phòng NN&PTNT huyện phối hợp cùng các địa phương khảo sát lại hiệu quả của cây cau trong phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời, kiểm soát chặt diện tích cây cau trên quan điểm “không khuyến khích người dân phá bỏ cũng như trồng mới cây cau một cách ồ ạt. 

Tại huyện miền núi Sơn Tây, cau là cây mang lại thu nhập ổn định nhất hiện nay. Toàn huyện có hơn 1.000 ha cau, hàng năm ngành nông nghiệp đều hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật trồng mới cau thay cho diện tích già cỗi. Địa phương này cũng không khuyến khích trồng ồ ạt cau do chưa dự báo được thị trường tiêu thụ. Thay vào đó, nên phát triển thêm một số giống cây khác như ổi, chuối... để đa dạng nguồn thu nhập.

Cau là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư không cao. Trồng cau khoảng 5 năm là bắt đầu cho trái. Vòng đời của cây cau cũng kéo dài hàng chục năm nên nếu trúng giá, nông dân sẽ thu lãi rất cao so với nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên, quả cau chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì giá cả bấp bênh. Vì vậy, một số địa phương không khuyến cáo người dân phá bỏ các loại cây trồng khác để mở rộng diện tích trồng cau.

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Hiện nay, chưa có huyện nào trên địa bàn tỉnh có quy hoạch vùng trồng cau. Diện tích cau toàn tỉnh khoảng 2.500 ha, chủ yếu ở một số huyện miền núi. Khi phát triển trồng nhiều quá, cung vượt cầu thì lại bán không được hoặc rớt giá thì lại khó cho người dân. Sở NN&PTNT cũng khuyến cáo, bà con nên trồng xen canh với các loại cây khác, để tránh rủi ro.

 

 

Lê Thành 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline