Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 16:04

Tin nóng

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Thứ tư, 16/04/2025

Quảng Nam: Nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ sáu, 07/03/2025 17:03

TMO - Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mang lại nguồn thu 150-200 tỷ đồng/năm cho Quảng Nam, góp phần bảo vệ, phát triển rừng, cải thiện thu nhập và giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân.

Nguồn tài chính quan trọng để phát triển rừng

Quảng Nam hiện là địa phương có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước với hơn 1.057.486 ha rừng tự nhiên, trong đó diện tích đất có rừng đạt 681.935 ha, bao gồm 461.326 ha rừng tự nhiên và hơn 220.608ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 59,63%, phần nào phản ánh hiệu quả của các chính sách bảo vệ rừng. Nhờ đó, nguồn thu từ DVMTR không ngừng gia tăng qua các năm.

Tính đến nay, Quảng Nam có 85 đơn vị tham gia chi trả DVMTR, bao gồm 36 cơ sở thủy điện, 14 đơn vị cung cấp nước sạch và 35 cơ sở sản xuất công nghiệp. Năm 2024, tổng thu từ DVMTR đạt 179,6 tỷ đồng. Quỹ đã chi hơn 143,1 tỷ đồng, bao gồm 10,5 tỷ đồng chi phí quản lý và 132,6 tỷ đồng chi trả cho bên cung ứng dịch vụ. Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn thu DVMTR cũng được tăng cường. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam đã tiến hành kiểm tra tại 24 chủ rừng, UBND các xã, cũng như giám sát việc chi trả giao khoán bảo vệ rừng,...

Người dân được hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR. Ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam, nhấn mạnh rằng chính sách chi trả DVMTR đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và mở rộng diện tích rừng. Nguồn thu này không chỉ hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giảm áp lực ngân sách Nhà nước mà còn nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ rừng. Qua đó, chính sách góp phần tăng cường hiệu quả quản lý rừng, thúc đẩy chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững.

Lực lượng bảo vệ của Vườn quốc gia Sông Tranh (Quảng Nam) tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: CTT Quảng Nam

Cùng với chính sách chi trả DVMTR, Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng rừng thay thế. Năm 2024, Quỹ đã thu về hơn 12,9 tỷ đồng từ 10 dự án, nâng tổng số dự án đóng góp kinh phí trồng rừng thay thế lên 65, với số tiền lũy kế hơn 197,7 tỷ đồng. Đồng thời, đã giải ngân 7,6 tỷ đồng hỗ trợ trồng rừng cho 12 chủ đầu tư.

Ngoài DVMTR, tỉnh Quảng Nam cũng triển khai nhiều chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng như Nghị quyết 22/2023 của HĐND tỉnh hay Quyết định 2148/QĐ-UBND về chương trình sinh kế cho người dân vùng thủy điện. Những chính sách này giúp người dân gắn bó hơn với rừng, giảm tình trạng khai thác lâm sản trái phép và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý DVMTR

Chính sách DVMTR không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên rừng mà còn tạo việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập cho hàng nghìn lao động địa phương thông qua các chương trình giao khoán bảo vệ rừng. Các hình thức khoán bảo vệ rừng cho nhóm hộ, cộng đồng, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đã góp phần nâng cao đời sống người dân, hạn chế tình trạng xâm hại rừng và nguy cơ cháy rừng. 

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện DVMTR, Quảng Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong chi trả DVMTR. Một trong những giải pháp quan trọng là ứng dụng công nghệ viễn thám và phần mềm quản lý dữ liệu rừng để giám sát diện tích rừng, theo dõi sự biến động và đảm bảo tính minh bạch trong chi trả. Ngoài ra Quỹ cũng khuyến khích ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua ngân hàng số nhằm rút ngắn thời gian chi trả, giảm thiểu rủi ro trong quản lý tài chính.

Tỷ lệ che phủ rừng ở Quảng Nam đạt 59,63%, phản ánh hiệu quả của các chính sách bảo vệ rừng. Ảnh: CTT Quảng Nam

Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, việc ứng dụng công nghệ số giúp nâng cao hiệu quả giám sát, đảm bảo công bằng trong phân bổ nguồn thu DVMTR. Hệ thống giám sát rừng bằng công nghệ viễn thám kết hợp GPS cho phép cập nhật chính xác diện tích và trạng thái rừng, từ đó nâng cao chất lượng quản lý và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thường xuyên phối hợp các ban ngành nhằm phát huy hiệu quả chính sách DVMTR./.

 

 

Nam Trân

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline