Hotline: 0941068156

Thứ hai, 03/02/2025 05:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thứ hai, 03/02/2025

Quảng Hòa: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Thứ năm, 22/06/2023 14:06

TMO - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Do đó, cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh Cao Bằng, huyện Quảng Hòa thời gian qua đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm OCOP.

Người dân xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa, Cao Bằng) sản xuất đường phên. 

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP đã thật sự lan tỏa trên địa bàn huyện Quảng Hòa và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp,  ngành, địa phương; công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện giữa các ban, ngành, địa phương ngày càng gắn kết chặt chẽ. Trong số các sản phẩm OCOP đạt chứng nhận cấp tỉnh, bước đầu hình thành được các sản phẩm đặc trưng gắn với từng địa phương, như: đường phên Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận; dao xã Phúc Sen; ổi xã Quảng Hưng; chè Đoỏng Pán xã Độc Lập…

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có trong việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp với nhiều loại nông sản, huyện Quảng Hóa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình OCOP đồng bộ đến các xã, thị trấn; chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực nhằm nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho người dân. Huyện tổ chức tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp huyện, xã và các đơn vị, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất đăng ký tham gia chương trình về chuyên môn, phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm.

Hiện nay, sản phẩm dao của một số hợp tác xã ở Phúc Sen (Quảng Hòa, Cao Bằng) đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, huyện Quảng Hòa chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững. Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đi vào thực chất, phù hợp với yêu cầu, xu thế của thị trường. Sản phẩm phải không ngừng củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng, tăng quy mô sản xuất, chú trọng xây dựng thương hiệu đặc trưng của vùng, miền.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông sản phẩm OCOP, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị; các chủ thể OCOP phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình, ngày càng hoàn thiện nâng cao chất lượng được người tiêu dùng tin dùng; đáp ứng được tiêu chí của các siêu thị, nhà phân phối để mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tem truy xuất nguồn gốc. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Tập trung hướng dẫn thành lập mới, đồng thời củng cố, phát triển hợp tác xã, hộ kinh doanh để sản xuất các sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp…

Từ năm 2020 đến nay, huyện Quảng Hoa có 11 sản phẩm của 9 chủ thể được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh gồm: đường phên, dao Minh Tuấn Phúc Sen, dao Nông Sơn Phúc Sen, chè Đoỏng Pán, thạch mác púp, rau cải bao, rau cải xanh, củ cải khô, bún trắng hương quê, dưa chuột Quảng Hưng và ổi Quảng Hưng; Năm 2022, huyện Quảng Hòa có 7 sản phẩm đạt OCOP 2 sao cấp huyện: su su Quốc Tuấn, khoai lang Phúc Sen, củ cải Phúc Sen, chè Lũng Sâu, rau dạ hiến, gạo Phàng Kheo, gạo nếp liệu và huyện đang đề nghị tỉnh công nhận 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh là bún gạo trắng, dưa chuột Quảng Hưng, du lịch cộng đồng homestay Bách Thảo Tà Lùng.

Các sản phẩm OCOP được công nhận đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng giá trị, quy mô và doanh thu, tạo động lực cho kinh tế nông thôn địa phương phát triển.

 

 

Tạ Thành

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline