Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 23:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch

Thứ bảy, 18/02/2023 11:02

TMO - Trong năm 2023, thành phố Hà Nội sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp để phát triển từ 5 đến 9 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

Theo Kế hoạch Phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, từ nay đến cuối năm 2023, Hà Nội sẽ phát triển từ 5 - 9 mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, tại các xã: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Duyên Thái (huyện Thường Tín), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Duyên Hà (huyện Thanh Trì), Di Trạch (huyện Hoài Đức), Vân Hà (huyện Đông Anh), Hòa Lâm (huyện Ứng Hòa), làng nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc phường Vạn Phúc (quận Hà Đông) hoặc địa điểm khác phù hợp.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội, việc ra đời các trung tâm trên nhằm kiến tạo môi trường triển khai hoạt động hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất - kinh doanh làng nghề hình thành, phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm. Từ đó góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội.

Bên cạnh đó, sẽ nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất – chế biến, tiêu thụ sản phẩm (thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế) trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn, góp phần xây dựng, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển du lịch. 

Mô hình cũng tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã.

Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm: Ngân sách Nhà nước (kinh phí thực hiện Kế hoạch của cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành). Nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác.

Là địa phương có số lượng làng nghề, làng có nghề lớn nhất của cả nước với 1.350 làng nghề, 47/52 nghề truyền thống, Hà Nội có nhiều lợi thế trong việc khai thác tiềm năng, giá trị sản phẩm OCOP. Hiện tại, Hà Nội đang là đơn vị dẫn đầu cả nước về số sản phẩm OCOP, phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên… Năm 2022 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được đánh giá. Thành phố Hà Nội có 806 làng nghề và làng có nghề trong đó có 318 làng nghề truyền thống được Ủy ban thành phố Hà Nội công nhận, có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn truy mã code truy xuất nguồn gốc, đó chính là lợi thế của Hà Nội trong việc đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Đến nay thành phố Hà Nội có 1.649 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên chiếm 19% trong cả nước. 

Trước đó, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu trong năm 2023 phát triển thêm từ 20-30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố (theo nhiệm vụ UBND thành phố giao hằng năm, mỗi quận, huyện, thị xã phát triển tối thiểu 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP mới trở lên)... nhằm thúc đẩy sản xuất khu vực nông thôn, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của thành phố và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

 

Hoài Thu 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline