Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/07/2025 07:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Thứ sáu, 18/07/2025

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 21/04/2024 10:04

TMO - Quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ ở tiểu khu Bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Trước đó (sáng 20/4), UBND huyện Mộc Châu long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với 57 cây chè Shan tuyết trên 100 năm tuổi tại Bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tham dự buổi lễ, có TS.Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo chính quyền địa phương và đông đảo người dân.  

Từ cuối năm 2023, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp và xét duyệt, quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại tiểu khu Bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đủ điều kiện, tiêu chí để công nhận là Cây Di sản Việt Nam. 

Quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Hiện nay, các cây chè Shan tuyết cổ thụ trong quần thể đều hơn 100 năm tuổi. Hầu hết các cây có đường kính trung bình từ 40 - 60cm và cao từ 3 - 5m đang sinh trưởng tốt. Đặc biệt một số cây đã bị rỗng ruột nhưng vẫn phát triển xanh tươi, quần thể chè Shan tuyết cổ thụ được chính quyền và người dân địa phương chăm sóc, bảo vệ.

Là giống chè cổ thụ mọc trên những dãy núi cao, lá, búp chè Shan tuyết được phủ một lớp nhung trắng như tuyết, đây là đặc điểm mà những giống chè trồng ở các vùng trung du và đồng bằng không thể có được. Chè Shan tuyết từ nhiều năm qua được ví như “vàng xanh” của núi rừng Tây Bắc. Quần thể 57 cây chè cổ thụ được xác định là nguồn giống cây mẹ để phát triển vùng chè Shan tuyết trong tương lai.

TS.Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (thứ 2 từ bên phải sang) tới dự, tặng hoa chúc mừng chính quyền địa phương. 

Trong khuôn khổ buổi Lễ, lãnh đạo huyện Mộc Châu cam kết sẽ bảo vệ nghiêm ngặt quần thể 57 cây chè Shan tuyết theo quy định, đồng thời bảo tồn để giữ gìn nguồn gen quý báu của giống chè Shan tuyết đặc hữu. UBND huyện Mộc Châu giao Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ xây dựng phương án khai thác giá trị khu vực quần thể 57 cây chè Shan tuyết và phát triển giống chè gắn với các hoạt động du lịch để phát huy tiềm năng, lợi thế cũng như hiệu quả kinh tế từ cây chè mang lại.

Các cây chè Shan tuyết cổ thụ hiện vẫn phát triển xanh tốt. 

Việc công nhận 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam không chỉ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là đòn bẩy quan trọng để người dân giữ gìn và phát huy lợi thế của cây chè gắn với phát du lịch vùng Bản Ôn.

Mộc Châu là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Sơn La, toàn huyện hiện có trên 2.100 ha chè, sản lượng búp tươi hàng năm đạt trên 25.000 tấn. Từ năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam cho chè Shan tuyết Mộc Châu. 

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại khu vực quần thể chè Shan tuyết cổ thụ. 

 

[Photo Story] Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 

Thu Phương

 

Mời bạn đọc tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Theo đó, cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động. Đối tượng dự thi là người viết chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này.

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức đồng thời theo 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội).

E-mail: [email protected]

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải:

01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải

05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline