Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 17:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Quần thể cây thị cổ thụ: Khai thác hiệu quả giá trị “Cây Di sản Việt Nam”

Thứ bảy, 09/04/2022 15:04

TMO – Quần thể 17 cây thị cổ thụ nằm rải rác trong khuôn viên của 15 gia đình ở 2 Tổ dân phố số 5 và số 6, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn có niên đại hàng trăm năm tuổi được người dân địa phương đặt với những tên gọi khá đặc biệt. Đó là cây thị Vải cao hơn 20m, đường kính gốc gần 2m, có tuổi đời khoảng hơn 700 năm. Còn thị Khe mọc cạnh khe suối, thân rỗng có thể chứa được 2 người trưởng thành, hơn 800 tuổi. Đặc biệt, “cụ” thị Bảy Chồi thọ đã gần 1.000 năm, phần rễ cây trồi lên mặt đất mọc ra 7 chồi, dưới gốc cây thời kháng chiến có căn hầm bí mật chứa được tới 10 người…

Không chỉ vậy, những tên gọi đặc biệt của rặng thị còn gắn liền với những chứng tích về những năm tháng oanh liệt của dân tộc. Theo các cụ bô lão ở đây, rặng thị cổ không biết có tự bao giờ. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những cây thị cổ này đã chở che cho dân làng Đồ Sơn tránh khỏi bom đạn của kẻ thù.

Đồng thời, đó cũng là căn cứ địa, là nơi ẩn nấp và hoạt động của các chiến sỹ cách mạng. Rồi theo thời gian, hàng cây cổ với sức sống mãnh liệt cứ thế bám vào sườn núi Ngọc mà phát triển cho đến tận ngày nay tạo nên một quần thể thị to lớn, khỏe mạnh với những tán lá sum suê, quanh năm tươi tốt rủ bóng mát trong một không gian sinh thái trong lành.

Quần thể 17 cây thị - Cây Di sản Việt Nam tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng.

Mùa quả chín, cả một vùng núi thơm ngát hương thị. Mệt đến mấy về ngồi dưới bóng cây hít sâu trong ngực mùi thơm đến nao lòng và ngắm muôn vàn những trái thị vàng ươm trên cành cao, cành thấp đẹp tựa như những vầng trăng nhỏ treo lơ lửng, khách du sẽ tỉnh cả người quên đi những mệt mỏi…

Bà Đinh Thị Nhuôm, 74 tuổi, ở tổ dân phố số 6 của phường cho biết, người Đồ Sơn xưa kia quanh năm đi biển, ít cấy lúa nên họ thường đem đổi thị lấy thóc để ăn. Mỗi cây thị đều đặn cho thu hoạch cả trăm thúng/năm; mỗi thúng thị ngày ấy chừng 20-25kg, bán đi mua được mấy thúng thóc. Còn hiện tại, mặc dù thị được bán ngoài thị trường với giá 25-30 nghìn đồng/kg nhưng chẳng còn mấy ai chịu hái bởi lớp người già thì sức yếu không còn sức leo cây; lớp trẻ thì ngại leo trèo, lại bận công việc riêng của họ.

Hàng năm, cứ vào tháng 7 âm lịch, cả khu vực Núi Ngọc, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn lại náo nức trong mùa thị chín. Quả thị nhiều đến mức người dân hái không xuể, chúng cứ chín tới độ thì rụng xuống gốc cây, dưới khe nước trong không gian đầy dịu ngọt và tĩnh lặng, bình yên. Rặng thị di sản cùng với chùa Tháp Tường Long, đền cô Chín suối Rồng từ bao đời trở thành một quần thể du lịch tâm linh, điểm đến sinh thái hấp dẫn.

Làm gì để “đánh thức” giá trị “Cây Di sản Việt Nam”?

Kể từ khi quần thể 17 cây thị cổ được Hội bảo vệ Thiên nhiên môi trường Việt Nam công nhận là quần thể Cây di sản Việt Nam, du khách dừng chân tham quan tại đây đã có những tích cực, nhưng vẫn chưa phát huy hết giá trị. Lý giải về điều này, Bà Lưu Thị Thu Huyền – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch và Quản lý di tích lịch sử quận Đồ Sơn cho biết, trên địa bàn quận Đồ Sơn hiện hiện xây dựng 6 tuyến, điểm du lịch văn hóa, tâm linh, danh lam thắng cảnh, trong đó có tuyến: Đền cô Chín suối Rồng – Rặng thị di sản – Tháp Tường Long.

Những cây thị cổ thụ gắn bó với người dân bản địa hàng trăm năm qua.

Rặng thị cổ Núi Ngọc, Đồ Sơn được coi là tài sản vô giá. Việc gìn giữ, bảo tồn không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người dân Đồ Sơn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương với điểm nhấn là du lịch sinh thái, tâm linh.

Theo bà Huyền, để làm được điều này, chính quyền quận và phường cần tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường có, cơ chế chính sách nhằm nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là những gia đình có thị di sản trong khuôn viên. Cùng với đó, ngành Du lịch của quận tích cực phối hợp các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, xây dựng tour, tuyến du lịch gắn với quần thể cây di sản này.

Quả thị, ký ức tuổi thơ của nhiều người dân Việt.

Được biết, thời gian qua, do chưa có điều kiện bố trí kinh phí dành cho việc bảo tồn rặng thị di sản nên đối với những cây thị ở ven đường, phường Ngọc Xuyên đã giao cho Đoàn thanh niên, cán bộ văn hóa phường thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, cắt tỉa cành khô. Đối với những cây trong khuôn viên các gia đình, cùng với gửi thông báo, địa phương đã vận động, tuyên truyền gia đình trông coi, bảo vệ, thu hoạch quả.

Theo các chuyên gia về du lịch, giá trị "Cây Di sản Việt Nam" không chỉ nằm ở mặt bảo tồn loài gen, bảo tồn sinh thái, môi trường...mà còn có giá trị rất cao về mặt du lịch nếu biết cách khai thác. Các chuyên gia lý giải, là địa phương đăng cai Năm du lịch quốc gia 2022, tỉnh Quảng Nam lấy chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh", đây không phải ngẫu nhiên mà nó nằm trong sự tính toán về xu hướng phát triển du lịch theo hướng "xanh" và thân thiện, nghĩa là khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có, gắn du lịch với trải nghiệm bảo tồn thiên nhiên. Đây cũng là chiều hướng, nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Phát biểu trong buổi họp Báo ngày 8/4 về Liên hoan Du lịch Đồ Sơn 2022, lãnh đạo quận Đồ Sơn cho biết, quận tiếp tục tổ chức tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đối với các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn như: Hệ thống Cây di sản Việt Nam; quần thể Đa búp đỏ Đảo Dấu, Rặng Thị tại phường Ngọc Xuyên…

 

Hoài Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline