Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 11:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Quần thể Cây Di sản ở đền Và

Thứ tư, 05/01/2022 09:01

TMO – Sức hấp dẫn ở đền Và không chỉ là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, mà nơi đây còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên rất độc đáo, đó là khu rừng lim xanh cổ thụ gồm 166 cây tỏa bóng rợp quanh năm, trong đó có 85 cây đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Rừng lim xanh tại khu di tích lịch sử văn hóa đền Và (làng Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có từ lâu đời, gắn liền với di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thánh đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Quần thể lim xanh tại đây nằm trên diện tích rộng tới 17 ha, bao xung quanh là đồng ruộng và khu vực dân cư đã sinh sống qua nhiều đời.

Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài Lim xanh (tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliver) là loài đang nguy cấp, quý hiếm cần phải bảo tồn.

Rừng lim xanh mọc tự nhiên giữa khu vực đông dân cư, tồn tại cùng đền Và, đã chứng kiến những biến cố lịch sử trong suốt hàng trăm năm, hàm chứa giá trị to lớn về văn hóa tâm linh, tạo nên nét đẹp hài hòa về cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái, tôn vinh thêm giá trị lịch sử của khu di tích.

Đa phần lim ở đây cao trên 10m, có những gốc lim to, đường kính hơn một mét, phải 2 đến 3 người ôm mới xuể. Các cây di sản đều được đánh số và bảo vệ cẩn thận. Người dân địa phương và du khách đến tham quan đều rất có ý thức gìn giữ và bảo vệ rừng cây đặc biệt này.

Rừng lim này rất gần gũi với đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Vào những buổi trưa hè nắng nóng, đám trẻ chăn trâu hay những người dân làm đồng thường vào nghỉ ngơi, tránh nắng dưới những tán lá xum xuê. Nhiều chục năm trước, các nhà trường ở thị xã Sơn Tây thường tổ chức cắm trại cho học sinh dưới tán lim già...

Năm 2016, gần 90 cây lim xanh cổ thụ tại đây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cộng nhận là Cây Di sản Việt Nam. Sự kiện góp phần không nhỏ trong công tác bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và gắn kết cộng đồng.

 

 

Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline