Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ bảy, 05/11/2022 06:11

TMO - Nhờ sự quan tâm và chăm lo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ngày càng khởi sắc. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đưa đời sống vật chất, tinh thần… của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên.

 Một góc khung cảnh làng quê tại xã Hồng Thái (Na Hang, Tuyên Quang).

Tuyên Quang là địa bàn sinh sống của 22 dân tộc, có 121/138 đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, 570 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 53,7% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số như hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ nhân dân gắn với sân thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;  phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh...

Bên cạnh đó, để nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ như: Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc; hỗ trợ các dự án phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát; tập trung các nguồn lực xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

 Phục dựng lại kiến trúc nhà trình tường của đồng bào Mông huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 

Tại xã Linh Phú - xã vùng sâu, vùng xa của huyện Chiêm Hóa. Toàn xã có hơn 2.600 nhân khẩu, trong đó có hơn 780 nhân khẩu là người dân tộc Mông. Trong những năm qua, để đồng bào dân tộc Mông ổn định đời sống, xóa bỏ các hủ tục, khối dân vận đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ trang về công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. 

Trong 2 năm (2021 và 2022), trên địa bàn xã Linh Phú có tổng 27 hộ được hỗ trợ bò giống, trong đó 13 hộ dân tộc Mông. Riêng đầu năm 2022 đến nay, xã Linh Phú có 15 hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở; 13 hộ dân tộc Mông được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh. Song song hỗ trợ vật chất, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã hỗ trợ người dân trên 200 ngày công lao động đổ nền nhà, đào rãnh, vận chuyển vật liệu, xây công trình phụ... Hoạt động này giúp đồng bào dân tộc Mông tin tưởng vào cán bộ, đảng viên, không nghe theo kẻ xấu lợi dụng chống phá Đảng, chính quyền.

Anh Hầu Văn Thanh ở thôn Nà Luông, xã Linh Phú đã được các tổ chức chính trị xã hỗ trợ ngày công xây dựng nền nhà. Anh Thanh chia sẻ: “Tôi thấy rất ấm lòng khi được chính quyền, đoàn thể xã giúp đỡ và cảm thấy mình không bị bỏ lại phía sau. Tôi hứa sẽ chăm chỉ, nỗ lực lao động để xây dựng cuộc sống ấm no”. 

Đối với chị Hoàng Thị Sỹ, dân tộc Mông, thôn Lung Luề, xã Linh Phú là mẹ đơn thân vừa được xã hỗ trợ xây dựng nhà mới, nhà vệ sinh. Chị Sỹ cho biết: “Nhà tôi chỉ có 2 mẹ con, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Tôi rất biết ơn chính quyền xã đã luôn quan tâm, giúp đỡ gia đình tôi. Từ nay có nhà ở ổn định, tôi yên tâm làm việc, cố gắng phấn đấu thoát nghèo”.

Còn tại xã Xuân Lập - một trong những xã nghèo của huyện Lâm Bình với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn rất nhiều khó khăn, hiện xã có 505 hộ gia đình, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 80%. Để đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng cao, địa phương này đang tập trung triển khai đồng bộ các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. 

Hiện nay, xã Xuân Lập đang tập trung thực hiện Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021 -2025; triển khai Chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, rà soát các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thế mạnh ở địa phương…Bằng việc thực hiện các Chương trình ưu đãi của Đảng, Nhà nước và bám sát vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đến nay đời sống vật chất và  thần của các hộ gia đình trên địa bàn xã Xuân Lập đã từng bước ổn định và nâng cao.

Xã Xuân Lập (Lâm Bình, Tuyên Quang) tập trung giúp đỡ các hộ gia đình nghèo làm nhà ở ổn định đời sống. 

Gia đình anh Giàng Seo Cuội ở thôn Khuổi Trang, xã Xuân Lập, sau khi được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 50 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, gia đình anh đã tu sửa lại chuồng trại chăn nuôi và mua được 1 con trâu cái sinh sản về nuôi. Sau nhiều năm tập trung chăm sóc tốt, đến nay con trâu cái đã sinh sản được 3 con và đã giúp gia đình làm được nền nhà, nhà vệ sinh đạt chuẩn từ việc bán trâu. Cùng với được hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, các con của anh hiện đang theo học tại Trường PTDT bán trú TH & THCS Xuân Lập cũng được hưởng đầy đủ các chế độ trợ cấp từ chính sách của Nhà nước.

Trong giai đoạn 2003 - 2019, tỉnh Tuyên Quang đã đầu tư trên 2.216 tỷ đồng xây dựng 1.740 công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (đường giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt…) ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư trên 167 tỷ đồng hỗ trợ cước vận chuyển giống lúa lai, ngô lai, phân bón, hỗ trợ mua máy nông nghiệp phục vụ sản xuất; đầu tư trên 80 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế thoát nghèo bền vững; đầu tư xây dựng 72 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 5.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ trên 8.200 hộ nghèo xây dựng nhà ở, tổng trị giá trên 8,9 tỷ đồng…

Với việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang đang ngày càng được nâng lên. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Đến nay, 100% xã, trên 99% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm; 98% số hộ dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia; 86,5% hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo (giai đoạn 2016 – 2020) giảm còn 15,38%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 25,05%...

 Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số vào hoạt động du lịch. 

Được biết, trong thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường, củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, giúp đỡ nhau cùng phát triển; rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số; huy động, lồng ghép các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tuyến đường giao thông kết nối liên kết vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các xã, các thôn, bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, sản xuất, giao thương trao đổi hàng hóa...

Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, trọng tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phục tráng một số loại cây giống tốt của địa phương; phát triển những cây trồng, vật nuôi có thế mạnh để hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng vùng. Bên cạnh đó, Tuyên Quang sẽ tiếp tục quan tâm, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người nghèo, cận nghèo ổn định sinh kế, phát triển sản xuất, tạo việc làm để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững…

Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025: Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề đạt 52%; thôn bản có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%; tỷ lệ hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 98%; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2 – 2,5%/năm; 50% xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn so với tổng số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn hiện nay; phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn…

 

 

Tạ Thành 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline