Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 21:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Quản lý rừng bền vững tại Vườn quốc gia Pù Mát

Thứ ba, 30/08/2022 11:08

TMO - Nhằm triển khai đồng bộ các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, nâng cao giá trị phòng hộ bảo vệ môi trường...UBND tỉnh Nghệ An vừa phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của Vườn quốc gia Pù Mát giai đoạn 2022-2030.

Vườn quốc gia Pù Mát hiện đang quản lý, sử dụng 94.816,95 ha, phân bố trên địa bàn hành chính 6 xã của 03 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, gồm 68 tiểu khu. Tổng diện tích các loại rừng hiện có là 94.040,43 ha, đất trồng cây hàng năm 91,88 ha, đất phi nông nghiệp 387,65 ha, diện tích đất chưa sử dụng 296,99 ha.

Vườn Quốc gia Pù Mát được thành lập nhằm bảo tồn hệ sinh thái thuộc kiểu rừng nhiệt đới vùng Bắc Trường Sơn; bảo tồn các loài động, thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng; tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Cả để phục vụ trực tiếp cho đời sống và sản xuất của cộng đồng dân cư trong khu vực.

Đồng thời phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, tạo điều kiện để người dân bản địa có thêm thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường; thu hút các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho mục đích bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học... 

Diện tích rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát chứa đựng hệ sinh thái đa dạng cần được chú trọng bảo tồn. Ảnh: TL  

Theo số liệu từ các nhà nghiên cứu, Vườn quốc gia Pù Mát là một trong những khu bảo tồn sinh học lớn ở Việt Nam với hơn 2.400 loài thực vật, trong đó có 37 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài trong sách đỏ thế giới. Về động vật, nơi đây là hệ sinh thái quan trọng để bảo vệ 132 loài thú, 361 loài chim, 55 loài bò sát, ếch, nhái và 1.084 loài côn trùng. Trong đó, có rất nhiều loài quý hiếm được ưu tiên bảo tồn.

Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2022-2030 chỉ rõ Vườn quốc gia Pù Mát phải thực hiện kế hoạch điều chỉnh diện tích ranh giới 3 loại rừng. Trong đó, rà soát điều chỉnh, bổ sung cơ cấu 03 loại rừng để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia thời kỳ 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp quy định của pháp luật và tình hình thực tế.

Diện tích đất của Vườn quốc gia tiếp tục quản lý, sử dụng ổn định, hiệu quả là 94.415,63 ha, trong đó: Đất rừng đặc dụng có 93.126,64 ha; đất rừng sản xuất có 913,79 ha; đất phi nông nghiệp 130,04 ha; đất lâm nghiệp chưa sử dụng là 245,16 ha. Tiến hành bàn giao về chính quyền địa phương quản lý, sử dụng 401,32 ha (đất ở và đất sản xuất của cộng đồng người Đan Lai sinh sống tại 2 bản Cò Phạt và Bản Búng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông).

Đối với diện tích 21,67 ha đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp xây dựng trụ sở cơ quan gồm: Xây dựng trụ sở Ban quản lý Vườn, Bảo tàng thiên nhiên, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Choăng..., sẽ được tiến hành đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2023-2025. Đối với diện tích 94.393,96 ha quản lý của chủ rừng: Lập hồ sơ đề nghị trích đo địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thiết lập lâm phần quản lý rừng bền vững thực hiện trong thời gian từ năm 2023 đến năm 2026.

Đồng thời, tổ chức duy tu, sửa chữa toàn bộ mốc ranh giới với vùng đệm ngoài; phân định và cắm mới mốc ranh giới với vùng đệm trong. Phạm vi và quy mô vùng đệm của Vườn quốc gia  Pù Mát được xác định trên ranh giới hành chính 03 huyện, 08 xã, có 38 thôn/bản, gồm các xã: Xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn; xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê và Châu Khê, huyện Con Cuông; xã Tam Quang, Tam Đình và Tam Hợp, huyện Tương Dương. Trong đó, vùng đệm trong gồm bản Búng và bản Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, còn lại là vùng đệm ngoài.

Lực lượng kiểm lâm của VQG Pù Mát tăng cường công tác phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Trần Cường 

Bên cạnh đó, trong Phương án được phê duyệt còn có Kế hoạch giao, khoán bảo vệ và phát triển rừng; Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Pù Mát. Dự kiến nhu cầu vốn thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2022 – 2030 của Vườn quốc gia Pù Mát là hơn 1.493 tỷ đồng.

Thời gian qua, Ban Quản lý Vườn quốc gia Pù Mát đã triển khai đồng bộ các biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Trong đó, Ban Quản lý chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp với các đồn Biên phòng: Phúc Sơn, Môn Sơn, Châu Khê, Tam Quang, Tam Hợp (BĐBP Nghệ An) và chính quyền địa phương có địa giới tiếp giáp để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực biên giới.

Trên cơ sở quy chế phối hợp, các đội, trạm Kiểm lâm của Vườn quốc gia Pù Mát thường xuyên phối hợp với các đồn Biên phòng tuần tra biên giới, kết hợp bảo vệ rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại rừng; phối hợp điều tra, xác minh, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc biệt, việc triển khai ứng dụng phần mềm Smart vào công tác tuần tra rừng cho tất cả Kiểm lâm và các lực lượng bảo vệ rừng của vườn. Kết quả đã thực hiện việc tuần tra đúng theo kế hoạch, báo cáo kết quả tuần tra rừng rõ ràng, thể hiện thông tin so sánh... để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tuần tra và đánh giá hiệu quả bảo vệ rừng trên các địa bàn của Vườn quốc gia Pù Mát. Đặc biệt, hỗ trợ kiểm tra, giám sát có hiệu quả hoạt động tuần tra bảo vệ rừng.

 

 

Mai Trang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline