Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 03:11
Thứ tư, 19/10/2022 11:10
TMO - Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng đang đối diện với nhiều thách thức. Điều này, đòi hỏi địa phương cần đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn nước, đáp ứng nhu cầu phát triển đồng thời đảm bảo mục tiêu khai thác bền vững.
Là địa phương ven biển chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu, tỉnh Bến Tre xác định khai thác và sử dụng tài nguyên nước hợp lý là một trong những nhiệm vụ cần được chú trọng triển khai. Trước tác động của tình hình thời tiết, hoạt động sinh hoạt và sản xuất đã khiến chất lượng nguồn nước mặt suy giảm. Ngoài ra, việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức, không tráng lấp theo quy định để lại nhiều hệ lụy khi khối lượng, chất lượng nguồn nước ngầm.
UBND tỉnh Sóc Trăng tăng cường quản lý hiệu quả việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Trước thực trạng trên, để bảo vệ nguồn nước mặt, nước dưới đất, đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của người dân, từ đầu năm 2022 đến nay Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng đang phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương triển khai trám lấp hơn 700 giếng khoan khai thác nước dưới đất không còn sử dụng; thường xuyên cập nhật thông tin về chiều sâu mực nước dưới đất để có các giải pháp bảo vệ.
Sở TN&MT tỉnh cũng triển khai điều tra, khảo sát các tuyến sông, kênh rạch tại địa bàn huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đang bị ô nhiễm để tập trung đầu tư các công trình cải thiện chất lượng môi trường nước; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất theo đúng quy định của pháp luật; siết chặt công tác quản lý, cấp phép khai thác nước dưới đất.
Nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trước sự gia tăng của tình trạng xâm nhập mặn, tỉnh Bến Tre đã tập trung triển khai các giải pháp công trình với các dự án nhằm ngăn mặn, trữ ngọt như Dự án xây dựng công trình đê bao chống ngập úng vùng trũng ở TX. Ngã Năm; Dự án ngăn mặn phục vụ sản xuất tại một số tuyến sông trên địa bàn TP. Sóc Trăng; Dự án xây dựng đê bao ở huyện Cù Lao Dung; đồng thời tỉnh Sóc Trăng tiếp tục bảo vệ 3 ao hồ chứa nước ngọt tại khu vực TP. Sóc Trăng với tổng diện tích khoảng 8,3ha.
Tỉnh Sóc Trăng chú trọng đầu tư, phát huy hiệu quả các công trình ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo chất lượng nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt. Ảnh: Tuấn Quang
Ngoài ra, từ năm 2020 đến nay toàn tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành mở mạng đường ống cấp nước sạch với chiều dài 185.000m ống, thực hiện lắp đặt đồng hồ nước miễn phí cho trên 4.500 hộ nghèo với sản lượng nước được miễn thu là trên 670.500 m3. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ các hộ dân thiếu nước sạch từ 29.000 (2019-2020) hộ dân xuống còn 10.000 hộ.
Trong năm 2022, Trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới cho 99 công trình, với tổng chiều dài tuyến ống khoảng 290.000m, phục vụ khoảng 7.888 hộ trên địa bàn của 10 huyện, thị xã. Đồng thời, tiếp tục triển khai lắp đặt đồng hồ nước miễn phí cho các hộ nghèo đã được UBND huyện phê duyệt danh sách, với số lượng dự kiến trên 3.000 hộ.
UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước sạch, nâng cao tỷ lệ nước sạch tại khu vực nông thôn.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nước trên địa bàn, UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các đơn vị thực hiện đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện Đề cương Dự án điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Theo đó Đề cương dự án là nhằm bảo vệ, sử dụng bền vững, lâu dài nguồn tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đáp ứng về số lượng, chất lượng nước phục vụ sinh hoạt dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; tránh nguy cơ gây suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn và hạn chế sụt lún mặt đất do khai thác nước dưới đất gây ra.
Tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu về mực nước, mục đích sử dụng chính, kế hoạch, nhu cầu sử dụng nước, khả năng cung cấp nước đối với từng công trình khai thác nước dưới đất hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố; xây dựng phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Thời gian thực hiện dự án trong 16 tháng (từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2023).
Đồng thời, đề án tập trung triển khai các nhiệm vụ chính như: Tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; xây dựng phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất cho từng khu vực, từng vùng (biện pháp hạn chế, kế hoạch, lộ trình hạn chế đối với từng công trình); tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan cho các phương án được đề xuất.
Thu Trang
Bình luận