Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 04:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Quản lý, khai thác cát bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ tư, 21/12/2022 04:12

TMO - Tình trạng khai thác cát quá mức đã làm cho những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại ĐBSCL trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân khu vực này.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đặc biệt nơi đây còn là trung tâm của sản xuất nông nghiệp chủ lực, với đóng góp 31,37% GDP ngành nông nghiệp, 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu.

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những khu vực bị tác động mạnh mẽ nhất do biến đổi khí hậu, là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất trước hiện tượng mực nước biển dâng. Các hiện tượng cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn, xói mòn, sụt lún, sạt lở… đang không ngừng gia tăng tại ĐBSCL. Trong đó, đáng lo ngại là tình trạng khai thác cát quá mức đã làm cho những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng trầm trọng hơn. 

Khai thác cát thiếu bền vững là một trong những nguyên nhân gây gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng sạt lở tại ĐBSCL. Ảnh: BAG 

Thông tin tại Tọa đàm "Quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông" vừa được tổ chức, các chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam cho biết 40% diện tích ĐBSCL sẽ biến mất vào năm 2100 bởi thiếu hụt trầm tích mà một trong những nguyên nhân chính là việc khai khai thác cát quá mức.

Báo cáo tham vấn của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam và Tổng cục Phòng chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho thấy sạt lở đã và đang bủa vây khắp cả đồng bằng. Trung bình mỗi năm, Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 500ha đất. Trong 3 năm từ 2018-2020, sạt lở đã gây thiệt hại hơn 200 tỷ đồng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau. Trong đó, tỉnh An Giang có 53 điểm sạt lở; tỉnh Đồng Tháp mất khoảng 329ha đất do sạt lở; TP. Cần Thơ có 30 điểm sạt lở; tỉnh Sóc Trăng diễn mất khoảng 2.212m chiều dài bờ sông do sạt lở… 

Ngoài ra, đoàn khảo sát trong Dự án Quản lý khai thác cát bền vững tại ĐBSCL đã kết hợp cùng các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khảo sát đo đạc lượng bùn cát từ sông Mekong đổ về ĐBSCL ở 11 vị trí trên sông Tiền và sông Hậu. Kết quả khảo sát cho thấy, ĐBSCL đang bị đe doạ do khai thác cát quá mức, nhất là tình trạng sạt lở gia tăng. Cụ thể, trung bình mỗi năm ĐBSCL mất khoảng 500ha đất, toàn vùng có 621 điểm sạt lở kéo dài 610km.

Trong những năm qua, WWF-Việt Nam đã triển khai Dự án “Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công-tư trong khai thác cát bền vững vùng ÐBSCL”. Dự án được thực hiện từ tháng 7.2019 đến tháng 5.2024. Một trong những mục tiêu của dự án là tăng cường nhận thức của cộng đồng và các ngành chức năng về tác động của việc khai thác cát thiếu bền vững, làm gia tăng thiên tai cho khu vực. Từ đó, thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng.

Việc xây dựng "ngân hàng cát" là giải pháp cần thiết để cân bằng lượng khai thác, sử dụng tài nguyên này. 

Theo ông Hà Huy Anh, Quản lý dự án Quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam, hiện nay, khối lượng cát đổ về Đồng bằng sông Cửu Long từ 6,18-7 triệu tấn/năm và khoảng 6,5 triệu tấn cát đổ ra Biển Đông. Trong khi đó, lượng cát được khai thác từ các con sông ở khu vực này là từ 28-40 triệu tấn/năm. Điều này có nghĩa, mỗi năm, Đồng bằng sông Cửu Long đang bị thâm hụt một lượng cát từ 27,5-39,5 triệu tấn.

Bên cạnh đó, độ sâu của sông Tiền và sông Hậu năm 2008 đã tăng thêm 1,3m so với thời điểm năm 1998, tương đương 90 đến 110 triệu m3 trầm tích bị giảm đi từ lòng sông. Nhưng từ năm 2008 đến 2016, độ sâu của sông Tiền và sông Hậu diễn ra nhanh hơn, trung bình sâu thêm 3-7m. Điều này cho thấy trầm tích đang bị lấy đi khỏi lòng sông ngày càng nhiều so với giai đoạn 1998-2008.

Kết quả khảo sát từ mùa khô năm 2022 cho thấy, lượng cát ghi nhận tại Tân Châu – An Giang là khu vực có lượng cát đổ về lớn nhất khu vực ĐBSCL thì chỉ còn khoảng 30m3/năm/m ngang sông. Kết quả các đợt khảo sát này sẽ là dữ liệu quan trọng để tiến tới xây dựng ngân hàng cát trên toàn ĐBSCL. Đồng thời, đưa ra các khuyến cáo “đỏ” về những địa điểm không được khai thác cát do sạt lở nghiêm trọng và khu vực được khai thác gắn với khối lượng.

Trung tâm chẩn chỉnh Sông và phòng chống thiên tai (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) cho biết: Dù hoạt động khai thác cát ở ĐBSCL hiện nay là không bền vững, việc ngưng khai thác cát ngay lập tức là không khả thi bởi cát sông là đầu vào quan trọng cho nền kinh tế của vùng nhằm phục vụ cho việc xây dựng cao tốc, tỉnh lộ, san lấp mặt bằng cho cá dự án nhà ở, khu công nghiệp...Vì vậy, việc xây dựng ngân hàng cát là rất cần thiết.

“Ngân hàng cát” sẽ cân bằng thay đổi theo thời gian giữa lượng cát đổ về Đồng bằng sông Cửu Long từ thượng nguồn, lượng cát có ở đáy sông, lượng cát khai thác (cả hợp pháp và bất hợp pháp), lượng cát đổ ra biển. Kết quả tính toán ngân hàng cát sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách biết được lượng cát có thể khai thác và vị trí khai thác mà không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực.

 

 

Khánh Nam

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline