Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/07/2025 17:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/07/2025

Quản lý, giám sát mã số vùng trồng sầu riêng còn nhiều hạn chế

Thứ hai, 23/10/2023 07:10

TMO - Công tác quản lý, giám sát mã vùng trồng sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, trong đó tình trạng gian lận, giả mạo mã số vùng trồng vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng uy tín và thương hiệu sầu riêng trên địa bàn tỉnh. 

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong xuất khẩu nông sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phân cấp cho các địa phương quản lý mã số vùng trồng từ tháng 3 năm nay, tuy nhiên công tác quản lý mã số vùng trồng tại một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập.

Cả nước hiện có gần 7.000 mã số vùng trồng và hơn 1.500 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp để phục vụ xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng như: sầu riêng, thanh long, chuối, nhãn, lúa, xoài... Tuy nhiên, tỷ lệ giám sát mã số sau khi cấp đối với vùng trồng chỉ vào khoảng hơn 40%, cơ sở đóng gói là 17%.

Thống kê của Sở Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, địa phương trồng sầu riêng nhiều nhất cả nước với diện tích hơn 22.500 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 11.000ha. Đến nay, mới có 49 vùng trồng sầu riêng của tỉnh được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số, tổng diện tích gần 2.200 ha sản lượng đạt khoảng 45.200 tấn. Ngoài ra, Đắk Lắk cũng có 17 cơ sở đóng gói được cấp mã số; 9 cơ sở đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra.

Thời gian qua, công tác quản lý, giám sát mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, theo đó, kết quả giám sát 49/49 vùng trồng sầu riêng đều đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu. Cùng với những kết quả đã đạt được, trên địa bàn tỉnh còn xảy ra trường hợp gian lận, mạo danh trong việc sử dụng mã số vùng trồng và đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

Công tác quản lý mã số vùng trồng sầu riêng tại Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, điều này nguy cơ gây ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng. 

Theo Sở NN&PTNT Đắk Lắk, vùng sản xuất sầu riêng của địa phương còn nhỏ lẻ, chưa có vùng nguyên liệu rộng lớn. Trình độ kỹ thuật của nông dân còn thiếu và yếu cả về tư duy sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp theo quy định của nước nhập khẩu. Việc liên kết giữa đại diện vùng trồng hoặc các đơn vị xuất khẩu với người dân chưa thực sự công khai, minh bạch, rõ ràng, chưa bền vững một số hộ dân tại vùng trồng chưa có sự đồng thuận cao trong suốt cả quá trình cấp mã số từ khâu thiết lập hồ sơ đến khi vùng trồng được phê duyệt mã số và cuối cùng là việc duy trì mã số sau khi được phê duyệt. Đây là một trong những khó khăn nhất trong công tác thiết lập và quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, hệ thống văn bản chưa đầy đủ, chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng mã số vùng trồng lẫn chế tài xử lý các hành vi vi phạm... khiến cho công tác quản lý càng gặp nhiều khó khăn. 

Mới đây, Đắk Lắk có 9 mã vùng trồng vi phạm, trong đó 5 mã vùng trồng sầu riêng, còn lại là mã vùng trồng chuối. Trong số này, Trung Quốc thông báo có 6 vùng trồng và cơ sở đóng gói vi phạm lần đầu bị đề nghị tạm dừng, 3 mã vùng còn lại đã dừng sử dụng để làm thủ tục thu hồi. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã triển khai ý kiến chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT về kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh: Việc cần làm lúc này là phải tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhập khẩu và nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến. Các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ trái cây xuất khẩu và các hộ sản xuất trong vùng trồng được cấp mã số về việc tuân thủ các biện pháp như quản lý dịch hại, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Tỉnh phải tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói đến cơ sở xử lý đến doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra phẩm đạt tiêu chuẩn, tuân thủ quy định của nước nhập khẩu và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Vừa qua, việc UBND tỉnh Đắk Lắk có quyết định thành lập Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk đã khiến nhiều HTX, doanh nghiệp kỳ vọng tổ chức này sẽ gắn kết, giúp ngành hàng này phát triển, đặc biệt trước mắt là thúc đẩy việc xây dựng, quản lý và duy trì mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sầu riêng nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường Trung Quốc.

Việc xuất khẩu ngành hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc, nhất là mặt hàng chủ lực như sầu riêng cần được giám sát chặt chẽ về chất lượng. 

Thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), đã có thông báo gửi cho Việt Nam về trường hợp phát hiện một số lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật trên chuối, xoài, mít, sầu riêng và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Việc không kiểm soát hiệu quả những đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói dẫn đến tình trạng các lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc, làm mất uy tín hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, thậm chí có nguy cơ làm mất thị trường quan trọng này.

Theo đó, cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tỉnh thực hiện ngay các nội dung sau: thông báo và hướng dẫn các chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói vi phạm điều tra nguyên nhân vi phạm và thực hiện biện pháp khắc phục, lập báo cáo gửi về Cục Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 20-9 để thông tin cho GACC theo các quy định. 

Đối với trường hợp nhận thông báo vi phạm lần đầu, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị địa phương tạm dừng sử dụng mã số, thông báo cho các chủ mã số thực hiện những biện pháp khắc phục và không thực hiện hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tạm dừng. Chỉ khôi phục mã số khi các vùng trồng, cơ sở đóng gói áp dụng biện pháp khắc phục đảm bảo yêu cầu của GACC. Đối với trường hợp mã số đã nhận thông báo vi phạm nhiều lần: đề nghị địa phương thông báo tạm dừng và thực hiện thủ tục thu hồi mã số vi phạm, thông báo kịp thời để đảm bảo các chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói này không thực hiện các hoạt động xuất khẩu.

Các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng không làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với những mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đã bị tạm dừng hoặc thu hồi. Đồng thời, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc tại vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh; yêu cầu giám sát các cơ sở đóng gói thực hiện đầy đủ những biện pháp kỹ thuật đảm bảo làm sạch sinh vật gây hại trên hàng hóa trước khi xuất khẩu; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy định của nước nhập khẩu và hướng dẫn kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật để các đơn vị tham gia sản xuất, xuất khẩu sang Trung Quốc hiểu và tuân thủ…

 

 

Lê Dương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline